Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời bài 2: Thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn là gì?

  1. Là đơn vị nhỏ nhất tạo nên câu và văn bản.
  2. Là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành.
  3. Là đơn vị cần thiết nhất để tạo nên câu chuyện.
  4. B, C đều đúng.

Câu 2: Đoạn văn có hình thức như thế nào?

  1. Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
  2. Do nhiều câu văn tạo thành.
  3. Có câu chủ đề mang nội dung khái quát, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Có mấy kiểu đoạn văn thường gặp?

  1. 3 loại.
  2. 2 loại.
  3. 5 loại.
  4. 4 loại.

Câu 4: Thế nào là đoạn văn quy nạp?

  1. Là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát nằm ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề.
  2. Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến các ý lớn, từ các ý chi tiết đến khái quát; câu chủ đề nằm ở đầu và cuối đoạn.
  3. Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến các ý lớn, từ các ý chi tiết đến khái quát; câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
  4. Là đoạn văn mà mỗi câu triển khai nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn.

Câu 5: Từ như thế nào thì có thể coi là từ ngữ chủ đề của đoạn văn?

  1. Thường được dùng để làm đề mục hoặc được lặp đi lặp lại nhiều lần.
  2. Được đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 6: Đoạn văn có câu chủ đề ở cả đầu và cuối đoạn văn là kiểu đoạn văn nào?

  1. Đoạn văn diễn dịch.
  2. Đoạn văn phối hợp.
  3. Đoạn văn song song.
  4. Đoạn văn quy nạp

Câu 7: Câu chủ đề của đoạn văn diễn dịch nằm ở đâu?

  1. Nằm ở cuối đoạn văn.
  2. Nằm ở giữa đoạn văn.
  3. Nằm ở đầu đoạn văn.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 8: Đoạn văn song song có đặc điểm gì?

  1. Mỗi câu trong đoạn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.
  2. Các câu trong đoạn trình bày từ ý nhỏ đến ý lớn, từ cụ thể đến khái quát.
  3. Các câu trong đoạn văn không theo một trình tự nhất định nào.
  4. A, B, C đều sai.

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Đoạn đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:

Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”,… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng, cách mạng.

Câu 1: Đoạn văn trên viết theo kiểu nào?

  1. Diễn dịch.
  2. Quy nạp.
  3. Phối hợp.
  4. Song hành.

Câu 2: Câu chủ đề của đoạn văn là câu nào?

  1. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”,…
  2. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
  3. Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng, cách mạng.
  4. B, C đều đúng.

Câu 3: Nội dung của đoạn văn trên là gì?

  1. Sự giản dị của Bác Hồ trong đời sống.
  2. Sự giản dị của Bác Hồ trong quan hệ với mọi người.
  3. Sự giản dị của Bác Hồ trong lời nói và bài viết.
  4. Sự giản dị của Bác Hồ trong công việc.

Đoạn đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 6:

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Câu 4: Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

  1. Song song.
  2. Quy nạp.
  3. Phối hợp.
  4. Diễn dịch.

Câu 5: Câu văn nào là câu chủ đề của đoạn văn trên?

  1. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.
  2. Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.
  3. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
  4. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Câu 6: Mục đích của đoạn văn trên là gì?

  1. Nêu ra những lợi thế bậc nhất của thành Đại La, từ đó khẳng định thành Đại La là nơi thích hợp nhất để đóng đô muôn đời.
  2. Là lời công bố của vua Lý Thái Tổ tới toàn dân thiên hạ sẽ dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
  3. Nêu ra những tiền đề, cơ sở để dời đô.
  4. Tất cả các đáp án trên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Sắp xếp các câu văn sau để được một đoạn văn mạch lạc, logic.

(1) Thỉnh thoảng một vài tên gọi còn nhắc lại, một vài đống đất còn ghi dấu, thế thôi.

(2) Không còn gì của Hà Nội ngoài năm sáu mươi năm trở về trước.

(3) Chúng ta không biết được mấy về dĩ vãng, về cảnh phố xá kinh kì hồi cụ Lãn Ông, một túi thơ, một bồ thuốc, đi từ Bát Tràng đến Hồ Tây để chữa cho hoàng tử.

(4) Thăng Long của vua Lê, của chúa Trịnh không còn dấu vết nào: đâu còn những cung điện ngày xưa, những phụ đế của các bậc công hầu khanh tướng?

  1. (1) – (2) – (3) – (4).
  2. (1) – (3) – (2) – (4).
  3. (2) – (4) – (1) – (3).
  4. (2) – (3) – (1) – (4).

-----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay