Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời bài 2: Bạn đã biết gì về sóng thần?

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Bạn đã biết gì về sóng thần?. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? gồm mấy đề mục?

  1. 4 đề mục.
  2. 3 đề mục.
  3. 6 đề mục.
  4. 5 đề mục.

Câu 2: Đối tượng của văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? là gì?

  1. Sóng thần.
  2. Động đất.
  3. Lốc xoáy.
  4. Hạn hán.

Câu 3: Sóng thần trong tiếng Nhật gọi là gì?

  1. Jishin.
  2. Tatsumaki.
  3. Tsunami.
  4. Kouzui.

Câu 4: Theo văn bản, sóng thần là gì?

  1. Là chuỗi sóng biển chu kì ngắn, lan truyền với vận tốc lớn.
  2. Là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc lớn.
  3. Là chuỗi sóng biển chu kì ngắn, lan truyền với vận tốc nhỏ.
  4. Là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc nhỏ.

Câu 5: Khi sóng thần được tạo ra ngoài khơi xa, sóng có đặc điểm gì?

  1. Nhỏ, yếu, tốc độ chậm.
  2. Nhỏ, yếu nhưng tốc độ cao.
  3. Lớn nhưng tốc độ chậm.
  4. Lớn, tốc độ cao

Câu 6: Ở vùng nước nông, một con sóng thần khổng lồ có thể cao đến bao nhiêu mét?

  1. 30m hoặc hơn.
  2. 15m.
  3. 22m.
  4. 10m.

Câu 7: Có những nguyên nhân nào gây ra sóng thần?

  1. Do núi lửa phun trào.
  2. Do lở đất hoặc các vụ nổ dưới đáy biển.
  3. Do động đất.
  4. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 8: Dấu hiệu đầu tiên khi sắp có sóng thần là gì?

  1. Những con sóng nhỏ dồn dập dâng lên với tốc độ nhanh.
  2. Những con sóng lớn dồn dập dâng lên với tốc độ nhanh.
  3. Nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ.
  4. Không có dấu hiệu gì.

Câu 9: Sóng thần tai hại nhất trong lịch sử loài người xảy ra vào lúc nào?

  1. 27/08/1883.
  2. 28/07/1883.
  3. 23/08/1883.
  4. 23/07/1883.

Câu 10: Văn bản đã sử dụng những phương tiện nào để hỗ trợ cho nội dung của toàn văn bản?

  1. Số liệu, sơ đồ, bảng biểu.
  2. Số liệu, sơ đồ, hình ảnh.
  3. Sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh.
  4. Số liệu, bảng biểu, hình ảnh.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? thuộc loại văn bản gì?

  1. Văn bản nghị luận.
  2. Văn bản thuyết minh.
  3. Văn bản tự sự.
  4. Văn bản hành chính.

Câu 2: Chu kì của sóng thần là bao lâu?

  1. Vài phút.
  2. Hàng giờ.
  3. Vài ngày.
  4. Vài phút đến hàng giờ.

Câu 3: Nhận định nào sau đây là không chính xác về sóng thần?

  1. Sóng thần là sự di chuyển của toàn bộ khối nước.
  2. Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc lớn.
  3. Sóng thần là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến vào đất liền.
  4. Sóng thần là một thiên tai mà con người rất khó dự báo trước.

Câu 4: Bước 1 trong cơ chế hình thành sóng thần là gì?

  1. Sự thay đổi của một mảng kiến tạo gây ra một trận động đất và làm dịch chuyển nước biển.
  2. Những con sóng nhỏ được tạo ra ngoài khơi xa với tốc độ nhanh.
  3. Những con sóng ngầm được tạo ra ngoài khơi xa tạo nên âm thanh khổng lồ.
  4. Xảy ra một vụ nổ dưới đáy biển.

Câu 5: Trong quá trình hình thành sóng thần, sau khi xảy ra động đất và nước biển dịch chuyển thì dẫn đến điều gì tiếp theo?

  1. Những con sóng được tạo ra và di chuyển thẳng vào đất liền với tốc độ nhanh.
  2. Những con sóng lớn, mạnh được tạo ra và dần dần di chuyển vào đất liền với tốc độ chậm.
  3. Những con sóng được tạo ra và di chuyển ra mọi hướng trên biển, một số con sóng di chuyển nhanh.
  4. Những con sóng được tạo ra và di chuyển ra mọi hướng trên biển nhưng vẫn di chuyển với tốc độ chậm.

Câu 6: Khi vào đến vùng nước nông, chuyện gì đã xảy ra với những con sóng?

  1. Những con sóng bị nén ép lại, tốc độ nhanh hơn, trở nên cao hơn.
  2. Những con sóng bị nén ép lại, tốc độ chậm hơn, trở nên cao hơn.
  3. Những con sóng mở rộng ra mọi phía, tốc độ nhanh hơn, trở nên cao hơn.
  4. Những con sóng mở rộng ra mọi phía, tốc độ chậm hơn, trở nên cao hơn.

Câu 7: Vận tốc lan truyền của sóng thần phụ thuộc vào yếu tố nào?

  1. Tốc độ gió.
  2. Diện tích của biển.
  3. Mức độ động đất.
  4. Độ sâu của đáy biển.

Câu 8: Ngọn sóng thần tấn công vịnh Lituya, Alaska vào năm 1958 cao bao nhiêu mét?

  1. 525m.
  2. 350m.
  3. 500m.
  4. 650m.

Câu 9: Thảm họa sóng thần ngày 26/12/2004 có cường độ là bao nhiêu?

  1. 5,5 richter.
  2. 9 richter.
  3. 8 richter.
  4. 12 richter.

Câu 10: Dấu hiệu nào dưới đây báo hiệu sắp có sóng thần?

  1. Cảm thấy nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và có những âm thanh lạ.
  2. Mặt biển dao động nhiều hơn bình thường.
  3. Nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thủy triều.
  4. Tất cả các đáp án trên.

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Điều khiến sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là gì?

  1. Sức tàn phá của sóng thần là vô cùng ghê gớm.
  2. Sóng thần kéo dài lâu.
  3. Con người không thể biết trước sóng thần sẽ đến lúc nào.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Sắp xếp các đề mục sau theo thứ tự từ trước đến sau.

(1) Các thảm họa sóng thần trong lịch sử.

(2) Định nghĩa.

(3) Nguyên nhân.

(4) Cơ chế hình thành sóng thần.

(5) Dấu hiệu sắp có sóng thần.

  1. (2) – (4) – (3) – (5) – (1).
  2. (1) – (2) – (5) – (3) – (4).
  3. (2) – (4) – (5) – (1) – (3).
  4. (1) – (4) – (3) – (2) – (5).

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 2 Đọc 1: Bạn đã biết gì về sóng thần?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay