Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu hỏi tu từ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu hỏi tu từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thế nào là nhân hóa?

  1. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương đồng.
  2. Gọi hoặc tả con vật, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
  3. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận.
  4. Đối chiếu những nét giống nhau và khác nhau giữa hai hoặc nhiều sự vật, hiện tượng.

Câu 2: Nhân hóa có tác dụng gì?

  1. Làm cho câu văn, câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm.
  2. Làm cho con vật, đồ vật trở nên sống động, có hồn, gần gũi hơn.
  3. Làm cho người đọc, người nghe hình dung rõ hơn về sự vật được miêu tả.
  4. A, B đều đúng.

Câu 3: Có mấy cách nhân hóa thường gặp?

  1. 2 cách.
  2. 3 cách.
  3. 4 cách.
  4. 5 cách.

Câu 4: Có những loại nhân hóa nào thường gặp?

  1. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
  2. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
  3. Dùng từ vốn miêu tả hoạt động, tính chất, trạng thái của người để miêu tả hoạt động, tính chất, trạng thái của vật.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 5: Nói quá là gì?

  1. Là biện pháp tu từ làm giảm nhẹ, yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của sự vật, đối tượng.
  2. Là cách thức sắp xếp để đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng có điểm giống nhau.
  3. Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng.
  4. Là phương thức chuyển tên gọi sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác.

Câu 6: Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ là gì?

  1. Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, có hồn.
  2. Nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
  3. Tránh cảm giác nặng nề, tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.
  4. Tạo nhịp điệu cho câu văn.

Câu 7: Thế nào là hoán dụ?

  1. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó.
  2. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có một hoặc nhiều đặc điểm hoàn toàn giống với nó.
  3. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có đặc điểm trái ngược với nó.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 8: Có mấy loại hoán dụ?

  1. 2 loại.
  2. 4 loại.
  3. 6 loại.
  4. 8 loại.

Câu 9: Câu hỏi tu từ là gì?

  1. Là câu nêu ra một thắc mắc, một vấn đề cần giải đáp.
  2. Là câu dùng để bộc lộ cảm xúc của người viết.
  3. Là câu hỏi được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Tác dụng của câu hỏi tu từ là gì?

  1. Nhằm khẳng định hoặc nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa mà người viết muốn biểu đạt.
  2. Mang ý nghĩa biểu tượng cho một điều gì đó.
  3. A, B sai.
  4. A, B đúng.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Trong văn bản sau, biện pháp nhân hóa thể hiện ở từ ngữ nào?

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

  1. Ơi.
  2. Khác.
  3. Chung.
  4. Thương.

Câu 2: Biện pháp nhân hóa trong câu sau có tác dụng gì?

          Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệ con người.

  1. Làm cho hình ảnh cây tre trở nên sống động, có tình cảm, có linh hồn, gần gũi với con người.
  2. Ca ngợi những vai trò, đóng góp của cây tre Việt Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 3: Câu thơ sau đây sử dụng kiểu nhân hóa nào?

Những chòm sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

  1. Trò chuyện với vật như với người.
  2. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, trạng thái của con người để chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
  3. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.

  1. Nói quá.
  2. Điệp cú pháp.
  3. Ẩn dụ.
  4. So sánh.

Câu 5: Câu thơ sau sử dụng phép nói giảm nói tránh ở từ nào?

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

(Bác ơi!, Tố Hữu)

  1. Bác.
  2. đi.
  3. đẹp.
  4. nắng.

 

Câu 6: Câu thơ sau sử dụng kiểu hoán dụ nào?

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Việt Bắc, Tố Hữu)

  1. Lấy bộ phận gọi toàn thể.
  2. Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
  3. Lấy dấu hiệu của sự vật gọi sự vật.
  4. Lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.

Câu 7: Trong câu thơ sau, hình ảnh “mặt trời” nào là sử dụng biện pháp ẩn dụ và ẩn dụ cho điều gì?

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

  1. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ nhất, ẩn dụ cho Bác Hồ.
  2. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ nhất, ẩn dụ cho ánh sáng lí tưởng của cách mạng.
  3. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ hai, ẩn dụ cho ánh sáng lí tưởng của cách mạng.
  4. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ hai, ẩn dụ cho Bác Hồ.

Câu 8: Trong câu nào dưới đây có sử dụng câu hỏi tu từ?

  1. Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa.
  2. Nào những đêm vàng bên bờ suối/ Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
  3. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9:

C.

 

Câu 10:

C.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

  1. Nhân hoá, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.
  2. Nhân hóa, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.
  3. So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.
  4. So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.

Câu 2: Trong câu thơ sau, biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng ở đâu, hoán dụ cho cái gì và là loại hoán dụ nào?

                                  Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy

                                  Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu.

(Gửi miền Bắc, Lê Anh Xuân)

  1. “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.
  2. “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy bộ phận chỉ toàn thể.
  3. “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng.
  4. “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy dấu hiệu của sự vật gọi tên sự vật.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng với câu thơ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng?

  1. Là hình ảnh tả thực giàu ý nghĩa tượng trưng thể hiện em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.
  2. Là hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.
  3. Là hình ảnh hoán dụ thể hiện em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.
  4. Là hình ảnh ẩn dụ thể hiện em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đoạn thơ sau sử dụng kiểu điệp nào?

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

  1. Điệp vòng tròn.
  2. Điệp nối tiếp.
  3. Điệp ngắt quãng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 2: Đoạn văn bản nào dưới đây không sử dụng biện pháp nhân hóa?

  1. Bác giun đào đất suốt ngày

        Hôm nay chết dưới gốc cây sau nhà.

  1. Mọc giữa dòng sông xanh

        Một bông hoa tím biếc

        Ơi con chim chiền chiện

        Hót chi mà vang trời.

  1. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ.

        Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

  1. Trăng cứ tròn vành vạnh

        kể chi người vô tình

        ánh trăng im phăng phắc

        đủ cho ta giật mình.

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu hỏi tu từ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay