Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
Đề số 05
Câu 1: Hành động ông Hai khoe làng với mọi người thể hiện điều gì?
A. Tính cách khoe khoang.
B. Niềm tự hào về quê hương.
C. Sự kiêu ngạo của người nông dân.
D. Mong muốn thể hiện bản thân.
Câu 2: Tâm trạng của ông Hai thay đổi như thế nào khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc?
A. Vui mừng, phấn khởi
B. Lo lắng, sợ hãi
C. Đau khổ, xấu hổ
D. Bình thản, thờ ơ
Câu 3: Truyện Chiếc lược ngà được viết trong bối cảnh nào?
A. Kháng chiến chống Pháp.
B. Kháng chiến chống Mỹ.
C. Sau đổi mới.
D. Thế kỷ 21.
Câu 4: Vì sao bé Thu không nhận cha ngay khi ông Sáu trở về?
A. Vì bé không nhớ cha.
B. Vì vết sẹo trên mặt ông Sáu khác với ký ức của bé.
C. Vì mẹ bé ngăn cản.
D. Vì bé ghét cha.
Câu 5: Bối cảnh truyện Chiếc lá cuối cùng diễn ra ở đâu?
A. Hoa Kỳ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Canada.
Câu 6: Xác định vị ngữ trong câu: “Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che” (Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)?
A. Bà ta.
B. Thương tình toan gọi hỏi xem sao.
C. Nón.
D. Thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.
Câu 7: Từ ngữ nào được dùng để nối các vế của câu ghép dưới đây?
Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được.
A. Chỉ.
B. Mà.
C. Không thể.
D. Được.
Câu 8: Việc đọc sách được tác giả lí giải như thế nào?
A. Là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ.
B. Là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi.
C. Là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.
D. Là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.
Câu 9: Theo Go-rơ-ki, những điều chúng ta tưởng tượng có thể làm ra bởi điều gì?
A. Tiền bạc và nhân lực.
B. Ý chí và tài năng của nhân loại.
C. Máy móc và công nghệ.
D. Niềm tin và nghị lực.
Câu 10: Đâu là dẫn chứng cho luận điểm: “Môi trường mà học đang sống chính là do khoa học tạo ra”?
A. Trong khi đó, khoa học thực nghiệm lại được phát triển trên mảnh đất màu mỡ của kinh nghiệm, tri thức thông qua những quan sát rất tỉ mỉ.
B. Họ cũng cần phải hiêu răng những bộ quần áo chúng ta mặc trên người đều được sản xuất từ những xưởng may, nếu như không có toán học thì chắc chắn một xưởng may sẽ không bao giờ có thể ra đời.
C. Chúng ta có thể nói đến nền nghệ thuật Nga, Đức, I-ta-li-a nhưng trên thế giới chỉ có một thứ khoa học mà khắp năm châu bốn bể đều công nhận, chính thứ khoa học đã chắp thêm cánh cho tư tưởng chúng ta, giúp nó bay bổng trong vương quốc thần bí của vũ trụ, tìm tòi giải đáp những vấn đề bi kịch trong cuộc sống.
D. K. A. Ti-mi-ri-a-dép (Timiryazev), một nhà khoa học nổi tiếng người Nga, một con người chân chính cả đời mình đã luôn kiên trì quan điểm: “Tương lai thuộc về khoa học và dân chủ.”.
Câu 11: Mục đích của học để hợp tác, cùng chung sống là gì?
A. Mong muốn cam kết hợp tác làm ăn với nhau lâu dài, cảm nhận sâu sắc được tính phụ thuộc lẫn nhau trong thực tiễn.
B. Biến đổi xung đột, căng thẳng thành đoàn kết, hợp tác.
C. Hợp tác để giải quyết vấn đề, giải quyết công việc.
D. Cam kết hợp tác làm ăn với nhau lâu dài, biến đổi xung đột, căng thẳng thành đoàn kết, hợp tác, hợp tác để giải quyết vấn đề, giải quyết công việc.
Câu 12: Đâu là câu chuyển chính xác từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp của câu văn dưới đây?
"Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa", tuyên bố mạnh mẽ của nhà hoạt động môi trường.
A. Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa là một tuyên bố mạnh mẽ của nhà hoạt động môi trường.
B. Nhà hoạt động môi trường đã tuyên bố mạnh mẽ rằng mọi người phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường, không có thời gian để chần chừ nữa.
C. Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa tuyên bố mạnh mẽ của nhà hoạt động môi trường.
D. “Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa”.
Câu 13: Vì sao ông Hai không dám đi đâu sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc?
A. Ông nơm nớp lo sợ, tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán, ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi.
B. Ông không muốn đối diện với mọi người vì sợ bị đuổi khỏi nơi đang sống.
C. Ông cảm thấy bất bình trước những lời bàn tán về làng Chợ Dầu.
D. Ông tức giận, không muốn tiếp xúc với những người đã mắng chửi làng Chợ Dầu của ông.
Câu 14: Ngôn ngữ của văn bản Làng có đặc điểm gì?
A. Trau chuốt, tỉ mỉ, bác học, tinh tế.
B. Đậm chất nông thôn, nhuần nhuỵ mà đặc sắc, gợi cảm.
C. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố, tăng màu sắc cổ điển.
D. Sử dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo, tăng màu sắc huyền bí.
Câu 15: Đề tài của truyện ngắn Ông lão trên chiếc cầu là gì?
A. Chiến tranh.
B. Hòa bình.
C. Tình yêu quê hương đất nước.
D. Tình đồng chí, đồng đội.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................