Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

TRẮC NGHIỆM NGỮ  VĂN 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Bài thơ “Chiều xuân” thuộc tập thơ nào?

A. “Bức tranh quê”

B. “Răng đen”

C. “Đảo ngọc”

D. “Quê chồng”

Câu 2: Nhan đề “Nhật ký đô thị hóa” có ý nghĩa gì?

A. Kế hoạch phát triển đô thị.

B. Báo cáo về tình hình đô thị hóa.

C. Ghi chép sự thay đổi cuộc sống khi quá trình đô thị hóa diễn ra.

D. Cuốn nhật ký ghi chép những thay đổi của con người ở đô thị.

Câu 3: Ai là nhân vật trữ tình trong bài thơ “Nhật ký đô thị hóa”?

A. Người mẹ của tác giả.

B. Một nhân vật hư cấu.

C. Tác giả (nhân vật tôi).

D. Người bà của tác giả.

Câu 4: Trong bài thơ Quê hương, đoạn thứ hai (từ câu 3 đến câu 8) miêu tả cảnh gì?

A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.

B. Cảnh đánh cá ngoài khơi.

C. Cảnh đón thuyền cá về bến.

D. Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.

Câu 5: Chơi chữ là biện pháp tu từ thể hiện ở việc:

A. Sử dụng từ ngữ bóng bẩy.

B. Khai thác đặc điểm ngữ âm, chữ viết, ngữ nghĩa của từ ngữ.

C. Sử dụng nhiều từ Hán Việt.

D. Tạo ra câu văn dài và phức tạp.

Câu 6: Nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương là ai?

A. Trương Sinh và Phan Lang.

B. Phan Lang và Linh Phi.

C. Vũ Nương và Trương Sinh.

D. Linh Phi và mẹ Trương Sinh.

Câu 7: Trò chơi chọi dế bắt nguồn từ đâu?

A. Trò chơi nảy sinh từ đất Thiểm Tây. 

B. Do viên quan lệnh huyện Hoa Âm muốn lấy lòng quan trên, đem tiến một con dế chọi. Vua thấy hay quá nên đòi phải cúng tiền thường xuyên. 

C. Trò chơi chọi dế bắt nguồn từ một người dân chuyên đi buôn bán dế chọi tại huyện Hoa Âm.

D. Trò chơi chọi dế chọi là trò chơi dân gian, đã có từ lâu đời.

Câu 8: Trong câu "Hôm qua, tôi rất vui vì được gặp lại một người bạn cũ mà tôi đã có nhiều năm gắn bó", phần "mà tôi đã có nhiều năm gắn bó" mở rộng:

A. Chủ ngữ.            

B. Vị ngữ.               

C. Bổ ngữ.              

D. Trạng ngữ.

Câu 9: Trong bài Vụ cải trang bất thành, ông Uyn-đi-banh đã lợi dụng điều gì ở Me-ri để thực hiện kế hoạch của mình? 

A. Sự ngây thơ của Me-ri. 

B. Tình trạng cận thị nặng của Me-ri. 

C. Tình yêu của cô dành cho En-giô.

D. Sự giàu có cảu gia đình cô.

Câu 10: Bài thơ “Bếp lửa” viết về đề tài gì?

A. Tình đồng đội.

B. Tình quân dân.

C. Tình anh em.

D. Tình cảm gia đình.

Câu 11: Bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều xuân ở khổ thứ 2 trong bài Chiều xuân có đặc điểm gì?

A. Tĩnh lặng và buồn bã.

B. Sinh động và nhẹ nhàng.

C. Ồn ào và náo nhiệt. 

D. U ám và ảm đạm. 

Câu 12: Trong bài thơ Nhật kí đô thị hoá, hình ảnh nào không được nhắc đến khi tác giả hồi tưởng về kỷ niệm thời thơ ấu?

A. Ngôi nhà như chiếc bánh không nhân. 

B. Đồng xu cũ. 

C. Chó đá đầu làng. 

D. Cây đa cổ thụ. 

Câu 13: Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì?

A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên.

B. Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất.

C. Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.

D. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù.

Câu 14: Dòng nào nêu không đúng tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh?

A. Tăng tính tạo hình. 

B. Nhấn mạnh cảm xúc. 

C. Tăng sức biểu cảm cho văn bản. 

D. Tạo nên nhạc tính. 

Câu 15: Theo nhà văn Tô Hoài, Hồ Tây ngày nay so với xưa như thế nào?

A. Rộng hơn nhiều.

B. Bị thu hẹp lại.

C. Không thay đổi.

D. Được mở rộng thêm.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay