Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Ví dụ nào sau đây là minh chứng cho đặc điểm tổ chức sống là hệ mở?
A. Khi trời nóng thì người đổ mồ hôi.
B. Hệ thần kinh ở động vật được cấu tạo từ các noron.
C. Thực vật thực hiện quá trình hô hấp lấy khí O2 và thải khí CO2.
D. Sinh vật có hoạt động sinh sản khi đủ tuổi chín sinh lí.
Câu 2: Ví dụ nào sau đây nói về khả năng tự điều chỉnh của tổ chức sống?
A. Cây xanh hút khí CO2, thải khí O2.
B. Nhiều cá thể cùng loài sống chung có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành quần thể.
C. Quần thể có mật độ quá đông sẽ có hiện tượng tách đàn làm giảm số lượng cá thể.
D. Đến độ tuổi nhất định sinh vật có khả năng sinh sản.
Câu 3: Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ
A. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
B. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
C. khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường.
D. sự truyền thông tin trên DNA giữa các tế bào, thế hệ.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?
A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.
C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.
D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.
Câu 5: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên?
A. Lipid, enzym.
B. Đại phân tử hữu cơ.
C. Protein, vitamin.
D. Glucose, tinh bột, vitamin.
Câu 6: Phương pháp quan sát là
A. phương pháp sử dụng cảm giác để thu thập thông tin.
B. phương pháp sử dụng tri giác để thông thập thông tin về đối tượng quan sát.
C. phương pháp sử dụng tri giác để xử lí thông tin về đối tượng quan sát.
D. phương pháp sử dụng cảm giác để xử lí thông tin.
Câu 7: Phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng quan sát là phương pháp
A. quan sát.
C. thực nghiệm khoa học.
B. làm việc trong phòng thí nghiệm.
D. kết hợp.
Câu 8: Để quan sát cấu tạo một số sinh vật đơn bào (trùng roi, trùng giày,..) ta sử dụng phương pháp
A. quan sát.
B. phân tích.
C. làm việc trong phòng thí nghiệm.
D. thực nghiệm khoa học.
Câu 9: Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, có thể sử dụng dung dịch nào sau đây để thay thế cho dung dịch albumin mà vẫn không làm thay đổi kết quả?
A. Dung dịch lòng trắng trứng.
B. Dung dịch nước ép bưởi.
C. Dung dịch nước ép nho.
D. Dung dịch nước ép táo.
Câu 10: Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, dung dịch thuốc thử có thể được sử dụng là
A. hỗn hợp của dung dịch CuSO4 loãng và dung dịch NaOH loãng.
B. hỗn hợp của dung dịch CuSO4 loãng và dung dịch HCl loãng.
C. hỗn hợp của dung dịch CuSO4 loãng và dung dịch NaCl loãng.
D. hỗn hợp của dung dịch CuSO4 loãng và dung dịch KCl loãng.
Câu 11: Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, dung dịch trong ống nghiệm có thể có màu sắc khác nhau từ xanh tím, tím hoặc tím đỏ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
A. Nhiệt độ của phòng thí nghiệm.
B. Thời gian của thí nghiệm.
C. Lượng dung dịch albumin cho vào.
D. Ánh sáng của phòng thí nghiệm.
Câu 12: Thế nào là hệ sinh thái?
A. Là tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một không gian nhất định.
B. Là tập hợp nhiều quần thể sống trong một không gian nhất định.
C. Là tập hợp các cá thể cùng loài sống ở những môi trường khác nhau.
D. Là sinh vật và môi trường sống của chúng tạo nên một thể thống nhất.
Câu 13: Sự đa dạng của sinh giới thể hiện ở những đặc điểm nào sau đây?
(1) Đa dạng về loài, về nguồn gen.
(2) Đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn.
(3) Đa dạng về hệ sinh thái.
(4) Đa dạng về sinh quyển.
A. (1), (2), (3).
Β. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 14: Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể tiến hành phân giải glycogen dự trữ đưa lượng đường về mức ổn định. Đây là ví dụ về cơ chế nào của sinh vật?
A. Cơ chế mở.
B. Cơ chế tự điều chỉnh.
C. Cơ chế thích nghi.
D. Cơ chế duy trì sự sống..
Câu 15: Thế giới sống không ngừng tiến hóa trên cơ sở nào?
A. Di truyền DNA qua các thế hệ.
B. Phát sinh biến dị và chọn lọc tự nhiên.
C. Biến dị tổ hợp.
D. Chọn lọc nhân tạo.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................