Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG VII . SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI (PHẦN 2 )

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành nhận định sau :

“Cân bằng môi trường trong của cơ thể là (1)…… sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các (2)…… của (3)…….diễn ra bình thường. “

  1. (1) duy trì , (2) tế bảo   ,  (3) cơ thể
  2. (1) duy trì , (2) hoạt động sống ,  (3) cơ thể
  3. (1) duy trì, (2) hoạt động sống , (3) tế bào
  4. (1) duy trì, (2) hoạt động sống , (3) tế bào

Câu 2: Số cơ vòng ngăn cách giữa bóng đái và ống đái là:

  1. 2
  2. B. 1
  3. 4
  4. 3

Câu 3: Não thuộc bộ phận nào trong hệ thần kinh?

  1. Bộ phận ngoại biên
  1. Một bộ phận độc lập
  2. Một bộ phận thuộc tủy sống
  3. Bộ phận trung ương

Câu 4: Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nào sau đây ?

  1. Bài tiết nước tiểu
  2. Thải mồ hôi
  3. Hấp thụ và bài tiết tiếp
  4. Lọc máu

Câu 5: Chức năng của khí quản là:

  1. Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi
  2. B. Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi
  3. Là nơi thực hiện trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi
  4. Dẫn khí, phát âm, nhăn thức ăn không rơi vào đường hô hấp khi nuốt thức ăn

Câu 6: Viễn thị là gì?

  1. Là tật mà mắt có khả năng nhìn gần
  2. Là tật mắt có khả năng nhìn xa
  3. Là tật mắt không có khả năng nhìn
  4. Là tật mắt có khả năng nhìn rõ

Câu 7: Tuyến giáp có chức năng gì?

  1. Tham gia điểu hoà calcium và phosphorus trong máu.
  2. Tiết dịch tiêu hoá và tiết hormone.
  3. Điều hoà đường huyết, muối sodium trong máu.
  4. Tiết hormone sinh dục.

Câu 8: Ngoài cùng của tầng sừng

  1. Gồm những tế bào chết đã hoá sừng, xếp sít nhau.
  2. Là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.
  3. Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan.
  4. Chứa nhiều mỡ có vai trò dự trữ và cách nhiệt.

Câu 9: Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính?

  1. 5 loại      
  2. 4 loại
  3. 3 loại      
  4. 2 loại

Câu 10: Cơ quan sinh dục nữ gồm

  1. Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và bóng đái.
  2. Buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo và ống dẫn nước tiểu,
  3. Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo.
  4. Buồng trứng, tử cung, âm đạo và bóng đái.

Câu 11: Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây?

  1. Tiêu chảy
  2. Lao động nặng
  3. Sốt cao
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 12: Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là ?

  1. Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
  2. Giúp tế bào có hình dạng ổn định
  3. Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại
  4. Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào

Câu 13: Số lượng đơn vị chức năng của mỗi quả thận là

  1. 100.000
  2. 1.000.000
  3. 1.000
  4. 10.000

Câu 14: Nhịp hô hấp là

  1. Số lần cử động hô hấp được trong 1 giây
  2. Số lần cử động hô hấp được trong 1 phút
  3. Số lần hít vào được trong 1 phút
  4. Số lần thở ra được trong 1 phút

Câu 15: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.

  1. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
  2. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
  3. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
  4. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân.

Câu 16: Trong các bộ phận dưới đây, quá trình tiêu hoá thức ăn về mặt hoá học diễn ra mạnh mẽ nhất ở bộ phận nào?

  1. Hồi tràng
  2. Hỗng tràng
  3. Dạ dày 
  4. Tá tràng

Câu 17: Phổi người trưởng thành có khoảng

  1. 200 – 300 triệu phế nang.
  2. 800 – 900 triệu phế nang.
  3. 700 – 800 triệu phế nang.
  4. 500 – 600 triệu phế nang.

Câu 18: Da luôn mềm mại là do

  1. Được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau.
  2. Lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới
  3. Chứa nhiéu mỡ có vai trò dự trữ và cách nhiệt.
  4. Cả A và B.

Câu 19: Nhóm nào dưới đây gồm hai loại hormone có tác dụng sinh lý trái ngược nhau?

  1. Insulin và calcitonin
  2. Oxytocin và thyroxine
  3. Insulin và glucagon
  4. Insulin và thyroxine

Câu 20: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu chính thức?

  1. Nồng dộ các chất hoà tan loãng hơn
  2. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn
  3. Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng
  4. quá trình lọc máu ở cầu thận => quá trình hấp thụ lại => quá trình bài tiết tiếp => tạo thành nước tiểu chính thức

Câu 21: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là

  1. Tiết dịch vị.
  2. Tiết nước bọt
  3. Tạo viên thức ăn
  4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày
  5. Nuốt
  6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme
  7. Đẩy thức ăn xuống ruột.

Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là

  1. 1,2,4,6
  2. 1,4,6,7
  3. 2,4,5,7
  4. 1,4,6,7

Câu 22: Phụ nữ mắc bệnh nào dưới đây thì con sinh ra có nguy cơ mù loà cao hơn người bình thường?

  1. Lậu      
  2. Giang mai
  3. HIV/AIDS      
  4. Viêm gan C

Câu 23: Loại hormone nào dưới đây giúp điều chỉnh đường huyết khi cơ thể bị hạ đường huyết?

  1. Adrenaline
  2. Noradrenalin
  3. Glucagon
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 24: Hormone glucagon chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hormone?

  1. Tính đặc hiệu
  2. Tính phổ biến
  3. Tính đặc trưng cho loài
  4. Tính bất biến

Câu 25: Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

  1. Đào thải muối ra ngoài cơ thể.
  2. Pha loãng muối
  3. Cân bằng lượng muối dư thừa trong cơ thể
  4. Không có ý nghĩa gì

 

=> Giáo án sinh học 8 kết nối bài 30: Khái quát về cơ thể người

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay