Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P9)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7: Sinh học cơ thể người (P9). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 ÔN TẬP CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI ( PHẦN 9 )

Câu 1: Cơ quan giữ vai trò quan trọng trong hệ bài tiết nước tiểu :

  1. Ống dẫn nước tiểu
  2. Bóng đái
  3. Thận
  4. Ống đái

Câu 2:  Khi chúng ta thở ra thì :

  1. Xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực tăng.
  2. Xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực giảm.
  3. Xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dẫn ra khiến thể tích lồng ngực tăng.
  4. Xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực giảm.

Câu 3: Những triệu chứng như : mất trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, hoạt động kém là biểu hiện của bệnh gì về rối loạn thần kinh :

  1. Bệnh động kinh
  2. Bệnh Alzheimer
  3. Mất trí nhớ tạm thời
  4. Bệnh Parkinson

Câu 4: Trong các tuyến sau, tuyến nào là tuyến nội tiết?

  1. Tuyến nhờn
  2. Tuyến ức
  3. Tuyến mồ hôi
  4. Cả B và C

Câu 5. Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào sau đây ?

  1. Băng bó vết bỏng bằng bông và gạc sạch
  2. Bôi kem liền sẹo lên phần da bị bỏng
  3. Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh và sạch
  4. Rửa vết thương trên vòi nước với xà phòng diệt khuẩn

 

Câu 6: Hệ cơ quan có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là

  1. Hệ hô hấp
  2. Hệ thần kinh
  3. Hệ tiêu hóa
  4. Hệ bài tiết

Câu 7: Thành phần cấu tạo của xương

  1. Chủ yếu là chất hữu cơ (cốt giao)
  2. Chủ yếu là chất vô cơ (muối khoáng)
  3. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao không đổi
  4. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ tuổi

Câu 8: Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào?

  1. Thực quản      
  2. Ruột già
  3. Dạ dày      
  4. Ruột non

Câu 9: Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là

  1. lá thành.
  2. lá tạng.
  3. phế nang.
  4. phế quản.

Câu 10: Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch?

  1. Bệnh nước ăn chân
  2. Bệnh tay chân miệng
  3. Bệnh thấp khớp
  4. Bệnh á sừng

Câu 11: Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu?

  1. Cơ vòng ống đái
  2. Cơ lưng xô
  3. Cơ bóng đái
  4. Cơ bụng

Câu 12: Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì?

  1. Khí oxygen và chất thải
  2. Khí carbonic và chất thải
  3. Khí oxy và chất dinh dưỡng
  4. Khí carbonic và chất dinh dưỡng

Câu 13: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở

  1. màng bên.
  2. màng cơ sở.
  3. màng tiền đình.
  4. màng cửa bầu dục.

Câu 14: Trung khu điều hòa sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu? 

  1. Hạch thần kinh
  2. Dây thần kinh
  3. Tủy sống
  4. Não bộ

Câu 15: Cấu trúc nào sau đây không thuộc tuyến trên thận?

  1. Vỏ tuyến.
  2. Tủy tuyến.
  3. Màng liên kết.
  4. Ống dẫn.

Câu 16: Bệnh giang mai gây hậu quả gì?

  1. Gây tổn thương các phủ tạng (gan, tim, thận), có thể sinh quái thai hoặc con sinh ra mang các khuyết tật bẩm sinh.
  2. Gây vô sinh do viêm nhiễm đường sinh dục.
  3. Dễ tử vong vì các “bênh cơ hội” (mà cơ thể bình thường có thể chống đỡ dễ dàng), phá huỷ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  4. Cả A và B

Câu 17: Nguyên tắc của các biện phát tránh thai?

  1. Ngăn trứng chín và rụng.
  2. Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh.
  3. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh để không thể thụ thai.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 18: Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào ?

  1. Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng
  2. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc
  3. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo
  4. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo

Câu 19: Đâu không phải ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao là

  1. Kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương
  2. Cơ bắp nở nang và rắn chắc
  3. Tăng cường sự dẻo dai của cơ thể
  4. Giết thời gian

Câu 20: Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?

  1. Hệ hô hấp
  2. Hệ sinh dục
  3. Hệ nội tiết
  4. Hệ tiêu hóa
  5. Hệ thần kinh
  6. Hệ vận động
  7. 1, 2, 3
  8. 3, 5
  9. 1, 3, 5, 6
  10. 2, 4, 6

Câu 21: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

  1. Nhóm máu O
  2. Nhóm máu AB
  3. Nhóm máu A
  4. Nhóm máu B

Câu 22: Trong quá trình tạo thành nước tiểu, giai đoạn nào dưới đây không cần đến ATP?

  1. Bài tiết tiếp
  2. Hấp thụ lại
  3. Lọc máu
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 23: Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu?

  1. Bán cầu đại não
  2. Tủy sống
  3. Tiểu não
  4. Trụ giữa

Câu 24: Ở người, lông và móng sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của

  1. tầng sừng.
  2. tầng tế bào sống.
  3. cơ co chân lông.
  4. mạch máu.

Câu 25: Biên độ co cơ có mối tương quan như thế nào với khối lượng của vật cần di chuyển?

  1. Biên độ co cơ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác
  2. Biên độ co cơ không phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển
  3. Biên độ co cơ tỉ lệ thuận với khối lượng của vật cần di chuyển
  4. Biên độ co cơ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật cần di chuyển

 

=> Giáo án sinh học 8 kết nối bài 30: Khái quát về cơ thể người

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay