Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (PHẦN3)

Câu 1:Ví dụ nào dưới đây là một quần thể sinh vật

  1. Tập hợp các cây ngô có trên một cánh đồng
  2. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng sống trên một cánh đồng
  3. Tập hợp các cá thể cá chép, cá rô phi, cá vàng sống trong một ao hồ
  4. Tập hợp các loài cây ăn quả trồng trong vườn

Câu 2: Vai trò quan trọng của loài ưu thế trong quần xã là:

  1. Số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có hoạt động mạnh mẽ
  2. Số lượng các thể nhiều, da dạng về chủng loại
  3. Số lượng cá thể nhiều, có khả năng tiêu diệt các loài khác
  4. Số lượng cá thể nhiều, sức sống mạnh, có hoạt động mạnh mẽ

Câu 3: Loài chuột cát ở đài nguyên có thể chịu được nhiệt độ không khí dao động từ (-50°C) đến (+30°C), trong đó nhiệt độ thuận lợi từ 0°C đến 20°C. Điều này thể hiện quy luật sinh thái

  1. Tác động qua lại giữa cá thể và môi trường sống xung quanh
  2. Phân bố không đều của các nhân tố sinh thái
  3. Giới hạn sinh thái
  4. Sự đa dạng của nhân tố sinh thái

Câu 4: Hệ sinh thái dưới nước mặn là nơi sinh sống của các loại vật nào dưới đây

  1. Cá quả, cá lóc, cua, ngao, sứa biển, san hô
  2. Cá diêu hồng, cá chép, cá ba sa, cá voi, cá hồng
  3. Cá kiếm, cá tuyết, cá đuối, san hô, bạch tuộc, mực
  4. Cá chép, cá trắm, cá lóc, cá kiếm, cá tuyết

Câu 5: Khi nuôi trồng thủy sản, người ta sẽ thường nuôi ghép nhiều loại cá trong một khu vực để :

  1. Thỏa mãn nhu cầu mua bán của khu vực
  2. Tăng sản lượng và tăng số lượng sản phẩm có gia trị khác nhau
  3. Cá kiếm, cá tuyết, cá đuối, san hô, bạch tuộc, mực
  4. Tăng tính đa dạng sinh học trong khu vực nuôi cấy

 

Câu 6: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái

  1. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
  2. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
  3. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
  4. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật

Câu 7: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có

  1. toàn bộ thực vật sinh sống.
  2. tất cả sinh vật, thổ nhưỡng.
  3. toàn bộ sinh vật sinh sống.
  4. thực, động vật; vi sinh vật.

Câu 8: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ

  1. cộng sinh.                                                               
  2. hội sinh.
  3. ức chế – cảm nhiễm.                                               
  4. kí sinh.

Câu 9: Lí do hình thành các hệ sinh thái đặc trưng cho vùng là

  1. Trên Trái Đất, ở các vùng địa lí khác nhau, điều kiện khí hậu không đồng nhất
  2. Trên Trái Đất, ở các vùng địa lí khác nhau có thảm động, thực vật khác nhau
  3. Trên Trái Đất, ở các vùng địa lí khác nhau, đặc điểm sinh thái khác nhau
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Khu sinh học nước ngọt được chia thành mấy nhóm chính

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 11: Giới hạn của sinh quyển bao gồm

  1. phần thấp của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển.
  2. phần thấp tầng đối lưu, toàn bộ thuỷ quyển và thổ nhưỡng quyển.
  3. phần trên tầng đối lưu, phần dưới của tầng bình lưu và toàn bộ thuỷ quyển.
  4. phần thấp tầng đối lưu, phần trên tầng bình lưu, đại dương và đất liền.

Câu 12: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

  1. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.
  2. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.
  3. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
  4. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam.

Câu 13: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?

  1. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông.
  2. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi.
  3. Các con sói trong một khu rừng.
  4. Các con ong mật trong tổ.

Câu 14: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật

  1. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  2. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  3. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
  4. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh

Câu 15: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?

  1. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
  2. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.
  3. Nơi quang đãng.
  4. Nơi khô hạn.

Câu 16: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là

  1. mật độ.              
  2. tỉ lệ giới tính.                
  3. cấu trúc tuổi.               
  4. độ đa dạng loài.

Câu 17: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là

  1. cá cóc
  2. cây cọ
  3. cây sim
  4. bọ que

Câu 18: Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái tự nhiên có

  1. thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…
  2. kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…
  3. có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…
  4. Cả A, B và C

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật?

  1. Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không được phát triển.
  2. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống một môi trường.
  3. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
  4. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.

Câu 20: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là

  1. do các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau
  2. do những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm
  3. do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường
  4. do mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể

Câu 21: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?

  1. Do tác động của gió từ một phía.
  2. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
  3. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.
  4. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.

Câu 22: Quần thể cá lóc trong ao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của cá con có thể do

  1. chúng cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở.       
  2. gặp điều kiện bất lợi, thiếu thức ăn, môi trường ô nhiễm.
  3. có sự cố bất thường. bão, lũ,...                         
  4. dịch bệnh phát sinh.

Câu 23: Nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là..........của nhiều loài sinh vật.

  1. thành phần.
  2. điều kiện sống.
  3. môi trường sống.
  4. thức ăn.

Câu 24: Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn, năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu?

  1. Từ môi trường không khí
  2. Từ nước
  3. Từ chất dinh dưỡng trong đất
  4. Từ năng lượng mặt trời

Câu 25: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy

  1. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
  2. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
  3. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
  4. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

 

=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay