Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P4)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P4). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (PHẦN4)
Câu 1: Để phân biệt quần thể này với quần thể khác, ta dựa vào các tiêu chí nào?
- Kích thước quần thể, mật độ cá thể, tỷ lệ giới tính nhóm tuổi, phân bố các cá thể
- Kích thước cá thể, mật độ quần thể, tỷ lệ giới tính nhóm tuổi, phân bố các cá thể
- Kích thước quần thể, mật độ cá thể, phân bố các cá thể
- Kích thước cá thể, mật độ cá thể, tỷ lệ giới tính nhóm tuổi
Câu 2: Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến việc ô nhiễm môi trường hiện nay?
- Ô nhiễm chất phóng xạ do các hoạt động công nghiệp sản xuất vũ khí hạ nhân, các nhà máy điện nguyên tử
- Trong nông nghiệp sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ vào trong canh tác
- Nguồn rác thải sinh hoạt không được xử lí thải trực tiếp ra môi trường sống xung quanh
- Tất cả các nguyên nhân trên
Câu 3: Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ gìn việc cân bằng sinh thái?
- Vì bảo vệ các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng
- Vì bảo vệ được môi trường sống của các loài động vật hoang dã
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đa dạng
- Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sự đa dạng sinh học giữa sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng
Câu 4: Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi là
- 25°C
- 15°C
- 37°C
- 30°C
Câu 5: Các môi trường như sông suối, hồ, đầm lầy, ao thuộc khu sinh học nào sau đây ?
- Khu sinh học nước mặn
- Khu sinh học trên cạn
- Khu sinh học nước ngọt
- Cả 3 ý trên đều sai.
Câu 6: Mật độ quần thể là
- số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.
- số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
- số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
- số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
Câu 7: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh?
- Vi sinh vật phân giải
- Động vật ăn thực vật
- Động vật ăn thịt
- Thực vật
Câu 8: Cân bằng tự nhiên là
- Trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống
- Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới các tác động của các nhân tố tự nhiên trong môi trường
- Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới tác động của môi trường tự nhiên, không có sự điều khiển của con người
- Tất cả đáp án trên
Câu 9: Sinh vật tiêu thụ gồm những đối tượng nào sau đây?
- Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt bậc 1 động vật ăn thịt bậc 2
- Động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2, thực vật
- Động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật, thực vật
- Thực vật, động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật
Câu 10: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây
- Các chất vô cơ: Nước, khí carbonic, khí oxygen...., các loài virus, vi khuẩn...
- Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y.
- Các nhân tố khí hậu như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...các loại nấm, mốc.
- Nước, khí carbonic, khí oxygen, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
Câu 11: Có các loại môi trường phổ biến là?
- môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
- môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
- môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
- môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Câu 12: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là
- môi trường sống
- ngoại cảnh
- nơi sinh sống của quần thể
- ổ sinh thái
Câu 13: Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là
- Độ đa dạng
- Độ nhiều
- Độ thường gặp
- Độ tập trung
Câu 14: Sinh vật tiêu thụ bao gồm
- Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ
- Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
- Động vật ăn thịt và cây xanh
- Vi khuẩn và cây xanh
Câu 15: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi
- có hiện tượng ăn lẫn nhau.
- số lượng cá thể nhiều thì tự chết.
- số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường.
- tự điều chỉnh.
Câu 16: Để góp phần bảo vệ rừng, điều không nên là
- Chấp hành tốt các qui định về bảo vệ rừng
- Tiếp tục trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng hiện có
- Khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng
- Kết hợp khai thác hợp lí với qui hoạch phục hồi và làm tái sính rừng
Câu 17: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
- vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
- hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
- vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
- hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật
Câu 18: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa
- đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
- ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
- trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
- đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?
- Đáy tháp rộng
- Số lượng cá thể trong quần thể ổn định
- Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh
- Tỉ lệ sinh cao
Câu 20: Câu nào sau đây là không đúng?
- Hệ sinh thái là 1 cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là 1 hệ thống mở tự điều chỉnh
- Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại
- Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên
- Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người
Câu 21: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự
phát triển của quần thể?
- Nhóm tuổi sau sinh sản
- Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản
- Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản
- Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản
Câu 22: Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
- Bảo vệ các loại động vật hoang dã
- Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
- Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng
- Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái
Câu 23: Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ
- hỗ trợ cùng loài
- cạnh tranh cùng loài
- hỗ trợ khác loài
- ức chế - cảm nhiễm
Câu 24: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?
- Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
- Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
- Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.
- Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
Câu 25 : Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
- Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng.
- Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
- Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài H sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.
- 1.
- 3.
- 4.
- 2.
=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái