Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P6)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P6). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 ÔN TẬP CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (PHẦN6)

Câu 1: Một quần thể có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

  • Nhóm tuổi trước sinh sản : 53 con/ha
  • Nhóm tuổi sau sinh sản : 29 con / ha
  • Nhóm tuổi sau sinh sản 17 con /ha

Biểu đồ tháp tuổi của chim sẻ sẽ có dạng:

  1. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển
  2. Dạng ổn định
  3. Dạng phát triển
  4. Dạng giảm sút

Câu 2: Hoàn thành nhận định sau khi nói tới kiểu phân bố cá thể ngẫu nhiên:

“ Điều kiện sống phân bố ……, các cá thể …….”

  1. (1) tương đối không đồng đều, (2) không có
  2. (1) tương đối đồng đều, (2) có
  3. (1) tương đối đồng đều, (2) không có
  4. (1) tương đối đồng đều, (2) có

Câu 3: Nhận định nào sau đây sai?

  1. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí, hóa học.
  2. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và giống nhau về các đặc tính sinh học.
  3. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và sinh học.
  4. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí và giống nhau về các đặc tính hóa học.

Câu 4: Ứng dụng của khoa học đối với bảo vệ thiên nhiêu là gì?

  1. Bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
  2. Lai tạo ra các giống sinh vật có năng suất, chất lượng cao.
  3. Tạo ra giống chống chịu tốt.
  4. Cả A, B, C

 

Câu 5:  Cho sơ đồ lưới thức ăn sau, có tất cả bao nhiêu chuỗi thức ăn:

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

 

Câu 6: Lưới thức ăn là

  1. Gồm một chuỗi thức ăn
  2. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau
  3. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
  4. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên

Câu 7: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là

  1. môi trường sống
  2. ngoại cảnh
  3. nơi sinh sống của quần thể
  4. ổ sinh thái

Câu 8: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  1. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  2. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
  3. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  4. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 9: Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?

  1. Bảo vệ các loại động vật hoang dã
  2. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
  3. Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng
  4. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái

Câu 10: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?

  1. Nhóm nhân tố vô sinh.
  2. Nhóm nhân tố hữu sinh.
  3. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.
  4. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 11: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là

  1. không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể.
  2. có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
  3. làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể.
  4. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.

Câu 12: Những dấu hiệu của ô nhiễm môi trường là gì?

  1. Thành phần không khí, đất và nưởc thay đổi theo hưởng có hại
  2. Sự gia tăng tiếng ồn
  3. Sự gia tăng các chất bụi trong không khí
  4. Cả A, B và C

Câu 13: Thứ tự các khu sinh học từ vùng cực đến vùng nhiệt đới là

  1. Rừng rêu hàn đới, rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới
  2. Rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng hàn đới, rừng mưa nhiệt đới
  3. Rừng lá kim phương bắc, rừng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng ôn đới
  4. Rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng rêu hàn đới

Câu 14: Xét tập hợp sinh vật sau

(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.    

(2) Cá trắm cỏ trong ao.    

(3) Sen trong đầm.

(4) Cây ở ven hồ.    

(5) Chuột trong vườn.    

(6) Bèo tấm trên mặt ao.

Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có

  1. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)
  2. (2), (3), (4), (5) và (6)
  3. (2), (3) và (6)
  4. (2), (3), (4) và (6)

Câu 15: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?

  1. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
  2. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường.
  3. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
  4. Không thể sống được.

Câu 16: Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi của quần thể có ý nghĩa là

  1. hiểu được sự phát triển hay diệt vong của quần thể.
  2. bảo vệ và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên hoang dã.
  3. chủ động cung cấp nguồn sống cho quần thể.
  4. điều chỉnh số lượng đực cái, phù hợp đảm bảo sự phát triển của quần thể.

Câu 17: Điểm giống nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật là

  1. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật
  2. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật
  3. Gồm các sinh vật trong cùng một loài
  4. Gồm các sinh vật khác loài

Câu 18: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới lạnh?

  1. Thảo nguyên.
  2. Đài nguyên.
  3. Rừng lá rộng.
  4. Rừng lá kim.

Câu 19: Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?

  1. Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
  2. Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái
  3. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ
  4. Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xả sinh vật

Câu 20: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là

  1. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh
  2. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của 1 bộ phận hay cả quần thể
  3. sự điều chình vật ăn thịt và vật kí sinh
  4. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử cũng tăng trong quần thể

 

=> Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay