Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 2 Đọc: Độc đáo Tháp Chăm
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 2 Đọc: Độc đáo Tháp Chăm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EMBÀI 2: ĐỘC ĐÁO THÁP CHĂMĐỌC: ĐỘC ĐÁO THÁP CHĂM
ĐỌC: ĐỘC ĐÁO THÁP CHĂM
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Văn bản Độc đáo Tháp Chăm của tác giả nào?
- Linh Tâm.
- Vũ Hùng
- Mai Hân
- Mai Anh
Câu 2: Tháp Chăm Pô Klông Ga-rai nằm ở tỉnh nào?
- Ninh Thuận
- Bình Thuận
- Tây Ninh
- Gia Lai
Câu 3: Quần thể Tháp Chăm gồm bao nhiêu ngôi tháp?
- 5
- 4
- 3
- 2
Câu 4: Tháp Cổng có đặc điểm như thế nào?
- Hai cửa thông nhau theo trục đông – tây, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ
- Hai cửa thông nhau theo trục đông – nam, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ
- Hai cửa thông nhau theo trục tây – đông, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ
- Hai cửa thông nhau theo trục đông – bắc, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ
Câu 5: Tháp Lửa có đặc điểm như thế nào?
- Nằm ở phía bắc, có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của người chăm với hai mái cong cong hình chiếc thuyền
- Nằm ở phía nam, có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của người chăm với hai mái cong cong hình chiếc thuyền
- Hai cửa thông nhau theo trục tây – đông, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ
- Nằm ở phía tây, có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của người chăm với hai mái cong cong hình chiếc thuyền
Câu 6: Tháp Chính có đặc điểm gì?
- Nằm sâu bên trong, cao hơn 20 mét, thiết kế nhiều tầng, các góc được gắn tượng đá thủ và biểu tượng lửa
- Nằm sâu bên trong, cao hơn 2 mét, thiết kế nhiều tầng, các góc được gắn tượng đá thủ và biểu tượng lửa
- Nằm sâu bên trong, cao hơn 200 mét, thiết kế nhiều tầng, các góc được gắn tượng đá thủ và biểu tượng lửa
- Nằm sâu bên trong, cao hơn 30 mét, thiết kế nhiều tầng, các góc được gắn tượng đá thủ và biểu tượng lửa
Câu 7: Lễ hội Ka-tê được tổ chức vào tháng mấy?
- Tháng 5
- Tháng 7
- Tháng 4
- Tháng 9
Câu 8: Lễ hội Ka-tê là gì?
- Là lễ hội cổ truyền của cộng đồng người Chăm
- Là lễ hội cổ truyền của cộng đồng người Mường
- Là lễ hội cổ truyền của cộng đồng người Thái
- Là lễ hội cổ truyền của cộng đồng người Kinh
Câu 9: Trong lễ hội Ka-tê, các cô gái Chăm trình diễn vũ điệu gì?
- Si-va
- Di-gan
- Cồng chiêng
- Xòe hoa
Câu 10: Lê hội Ka-tê diễn ra trong bao nhiêu ngày?
- 3
- 4
- 5
- 6
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là ngôi tháp của quần thể Tháp Chăm?
- Tháp Chính
- Tháp Lửa
- Tháp Giữa
- Tháp Cổng
Câu 2: Vì sao nói Tháp Chăm là một "công trình kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc độc đáo của người Chăm”?
- Vì nó là một công trình kiến trúc được chạm khắc tỉ mỉ, mang đặc trưng truyền thống, thể hiện rõ văn hóa của người Chăm.
- Vì nó đẹp
- Vì nó có giá trị về mặt kinh tế
- Vì người Chăm tự tôn vinh nó lên
Câu 3: Qua công trình Tháp Chăm, em nhận thấy tính cách gì của người Chăm?
- Tỉ mỉ, khéo léo
- Mạnh mẽ, bất khuất
- Dũng cảm, can trường
- Yếu đuối, nhút nhát
Câu 4: Theo em, vì sao tháp Chăm là một nơi linh thiêng?
- Vì Tháp Chăm là nơi được người Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần
- Vì bên trong Tháp Chăm có rất nhiều phép thuật kì diệu
- Vì bên trong Tháp Chăm có rất nhiều bảo bối phép thuật kì diệu
- Vì theo truyền thuyết, Tháp Chăm đã được một vị thần ban phép lạ
Câu 5: Theo em, lễ hội Ka-tê sẽ diễn ra như thế nào?
- Nhàm chán
- U buồn
- Náo nhiệt, sôi động
- Tĩnh lặng, yên ắng
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Người Chăm có nguồn gốc từ đâu?
- Quốc gia Chăm Pa cổ
- Quốc gia Chân Lạp
- Quốc gia Âu Lạc
- Tiểu quốc Bồn Man
Câu 2: Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê của người Chăm là gì?
- Tưởng nhớ đến các vị vua
- Mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng thuận lợi
- Chúc thọ người cao tuổi
- Hiến tế linh vật sống
Câu 3: Quần thể Tháp Chăm đã được UNESCO công nhận là
- Di sản văn hóa phi vật thể thế giới
- Di sản văn hóa thế giới
- Di sản văn hóa quốc gia
- Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?
- Chữ Phạn của Ấn Độ.
- Chữ La-tinh của La Mã.
- Chữ Hán của Trung Quốc.
- Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.
Câu 2: Theo em, chúng ta cần có thái độ như thế nào với những di sản văn hóa?
- Giữ gìn và bảo tồn nó, phát huy giá trị của di sản, không để nó bị biến mất và xâm chiếm
- Phá hủy các di sản văn hóa của dân tộc.
- Không cần tổ chức tuyên truyền về giá trị và sự cần thiết phải giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa tránh lãng phí.
- Bỏ mặc những di sản văn hóa.
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 2