Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 2

Dưới đây là giáo án bài: Chủ đề 6 - Ôn tập bài 2. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 2

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo cả năm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP BÀI 2

Bài đọc: Độc đáo Tháp Chăm

Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ

Luyện tập lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Độc đáo Tháp Chăm.
  • Nhận diện và biết cách sử dụng vị ngữ.
  • Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Trân trọng những giá trị truyền thống; biết bảo vệ và góp phần giữ gìn cảnh vật, phong tục, truyền thống tốt đẹp.
  • Tự hào và yêu quý quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  • Tranh, ảnh sưu tầm.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV trình chiếu hình ảnh, giới thiệu cho HS một số công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam.

1. Chùa Một Cột

Chùa Một Cột (hay còn gọi là Liên Hoa Đài) là một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Chùa được nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hữu. Chùa Một Cột được xây dựng vào năm 1049 và trải qua nhiều lần tu sửa khác nhau. Hiện nay, chùa được chọn là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội và được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1962. Năm 2012, chùa được Tổ chức Kỷ luật châu Á công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”.

2. Kinh thành Huế

Kinh thành Huế là một tòa thành ở cố đô Huế, được xây dựng năm 1805 và hoàn thành vào năm 1832 trên tổng diện tích đất 520 ha. Bên trong Kinh thành có nhà dân, nhà quan lại và khu vực Hoàng Thành là nơi ở, làm việc của vua, hoàng gia. Năm 1993, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

3. Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Tp. HCM. Đây không chỉ là biểu tượng của Công giáo Việt Nam mà còn là công trình kiến trúc độc đáo của Tp. HCM, và là điểm đến du lịch đặc trưng tại Việt Nam.

Những nét đặc sắc của nhà thờ có thể kể đến là: Vật liệu xây dựng hoàn toàn được mang từ Pháp sang, thiết kế móng có thể chịu tải trọng gấp 10 lần,…

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 6 – Ôn tập Bài 2:

+ Bài đọc: Độc đáo Tháp Chăm.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ.

+ Luyện tập lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Độc đáo Tháp Chăm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Độc đáo Tháp Chăm với giọng rõ ràng, rành mạch; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp kiến trúc của tháp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về vị ngữ.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Vị ngữ là gì? Vị ngữ trả lời cho câu hỏi gì?. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Độc đáo Tháp Chăm.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về vị ngữ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Gợi ý:

+ Mở bài: Giới thiệu cây (tên, lí do em thích,…).

+ Thân bài: Tả cây (tả đặc điểm nổi bật của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây).

+ Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với loại cây đó.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Độc đáo Tháp Chăm, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Ôn lại kiến thức đã học về vị ngữ.

+ Hoàn chỉnh dàn ý cho bài văn tả một loại cây.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS theo dõi, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

Vị ngữ giới thiệu hoặc nêu hoạt động, trạng thái, đặc điểm của người, vật,… được nói đến trong câu. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì (làm gì, thế nào)?

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

Bài văn miêu tả cây cối thường gồm ba phần:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cây.

2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,… hoặc liên hệ với người, vật,… có liên quan.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

A

B

D

C

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

a) Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

b) Một hôm, người dì ghẻ đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Bà hứa ai bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.

Bài 2:

a) Bạn ấy luộc rau còn sống nguyên.

b) Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già.

c) Dưới sông, những chiếc thuyền mua bán trái cây tấp nập đi lại.

d) Giữa cánh đồng, một túp lều bằng phên rạ xếp đầy gạch mới đóng.

Bài 3: VD:

Bình minh là khi ông mặt trời bắt đầu công việc của mình và làng quê cũng bắt đầu thức dậy. Từ đằng đông, một hòn lửa lớn bắt đầu nhô lên, nung đỏ cả bầu trời. Sắc đỏ ấy chiếu xuống mặt đất, giống như đang thực hiện một nghi lễ trang trọng nào đấy cho ngày mới tốt lành

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

Trường:.......................................................................................... Lớp:.............

Họ và tên HS:......................................................................................................

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

ÔN TẬP BÀI 2

Bài đọc: Độc đáo Tháp Chăm

Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ

Luyện tập lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối

 

PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Tháp Chăm Pô Klông Ga-rai nằm ở đâu?

A. Bình Định.

B. Ninh Thuận.

C. Cà Mau.

D. Bình Dương.

Câu 2: Tháp Cổng là hai cửa thông theo trục gì?

A. Đông – tây.

B. Nam – bắc.

C. Tây – nam.

D. Tây – bắc.

Câu 3: Các góc của Tháp Chính gắn tượng đá thú và biểu tượng gì?

A. Nước.

B. Lửa.

C. Sấm.

D. Gió.

Câu 4: Vì sao nói Tháp Chăm là một “công trình kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc độc đáo của người Chăm”?

A. Vì tháp có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của người Chăm.

B. Vì tháp do người Chăm thiết kế và xây dựng.

C. Vì tháp được thiết kế nhiều tầng, các góc được gắn tượng đá thú và biểu tượng thiên nhiên.

D. Vì tháp mang vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt, là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm.

Câu 5: Nội dung của bài đọc là gì?

A. Cung cấp thông tin về quá trình xây dựng tháp Chăm Pô Klông Ga-rai.

B. Ca ngợi sức lao động mạnh mẽ của con người để xây dựng nên tháp Chăm Pô Klông Ga-rai.

C. Cung cấp thông tin về kiến trúc, ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của tháp Chăm Pô Klông Ga-rai, từ đó biết quý trọng, giữ gìn các di tích, các công trình kiến trúc lịch sử.

D. Cung cấp thông tin về tháp Chăm Pô Klông Ga-rai, ca ngợi con người nơi đây đã dùng trí tuệ của mình để xây dựng nên tháp.

PHẦN 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1: Gạch dưới vị ngữ của các câu sau:

a) Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

(Sự tích Hồ Gươm)

b) Một hôm, người dì ghẻ đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Bà hứa ai bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.

(Theo Tấm Cám)

Bài 2: Xác định vị ngữ của mỗi câu dưới đây:

a) Bạn ấy luộc rau còn sống nguyên.

b) Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già.

c) Dưới sông, những chiếc thuyền mua bán trái cây tấp nập đi lại.

d) Giữa cánh đồng, một túp lều bằng phên rạ xếp đầy gạch mới đóng.

Bài 3: Viết 2 – 3 câu tả cảnh buổi sáng. Xác định vị ngữ của mỗi câu.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

PHẦN 3: LUYỆN VIẾT

Lập dàn ý cho bài văn tả một loại cây trong sân trường em.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

GIÁO ÁN DẠY THÊM ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI

Chat hỗ trợ
Chat ngay