Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 3 Đọc: Dòng sông mặc áo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 3 Đọc: Dòng sông mặc áo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 3: DÒNG SÔNG MẶC ÁO

ĐỌC: DÒNG SÔNG MẶC ÁO

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Dòng sông mặc áo của tác giả nào?

  1. Linh Tâm.
  2. Nguyễn Trọng Tạo
  3. Mai Hân
  4. Mai Anh

Câu 2: Dòng sông mặc áo hoa vào buổi nào trong ngày?

  1. Buổi sáng.
  2. Buổi trưa.
  3. Buổi chiều.
  4. Buổi tối

Câu 3: Dòng sông mặc áo xanh vào buổi nào trong ngày?

  1. Buổi sáng.
  2. Buổi trưa.
  3. Buổi chiều.
  4. Buổi tối

Câu 4: Dòng sông mặc áo vàng vào buổi nào trong ngày?

  1. Buổi sáng.
  2. Buổi trưa.
  3. Buổi chiều.
  4. Buổi tối

 

Câu 5: Dòng sông thay đổi màu sắc vào những thời điểm nào trong ngày?

  1. Đêm xuống – sáng sớm – trưa nắng – chiều buông
  2. Nắng lên – trưa về - chiều trôi – đêm đến – khuya về - sáng ra
  3. Sáng sớm – trưa nắng – hoàng hôn – đêm xuống – quá nửa đêm
  4. Hoàng hôn – đêm xuống – trăng lên – sáng sớm

Câu 6: Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

  1. Lụa đào – áo xanh – hây hây ráng vàng – nhung tím – áo đen – áo hoa
  2. Áo hoa – áo vàng chói mắt – lụa đào – hây hây ráng vàng – nhung tím – áo đen
  3. Áo đen – áo hoa – áo xanh – lụa đào – hây hây ráng vàng – nhung mịn màng
  4. Áo xanh – lụa đào – hây hây ráng vàng – nhung tím – áo đen – áo trắng

Câu 7: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

  1. Thơ sáu chữ
  2. Thơ tám chữ
  3. Thơ tự do
  4. Thơ lục bát

Câu 8: Dòng sông mặc áo đen vào thời điểm nào trong ngày?

  1. Buổi sớm
  2. Buổi trưa
  3. Buổi chiều
  4. Lúc khuya

Câu 9: Bài thơ Dòng sông mặc áo có bao nhiêu câu?

  1. 14
  2. 18
  3. 12
  4. 10

Câu 10: Lúc khuya, tác giả miêu tả dòng sông ở trạng thái như thế nào?

  1. Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
  2. Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ
  3. Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
  4. Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?

  1. Làm cho câu thơ khó hiểu, tối nghĩa
  2. Làm cho dòng sông trở nên xa cách, khó hiểu, khó hình dung.
  3. Hình ảnh nhân hóa làm cho con sông thêm gần gũi và nổi bật sự thay đổi màu sắc của sông.
  4. Hình ảnh nhân hóa làm cho con sông thêm xa lạ, khiến người đọc khó hình dung.

Câu 2: Ý nghĩa của bài thơ Dòng sông mặc áo?

  1. Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương
  2. Ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng
  3. Phê phán sự ô nhiễm nguồn nước ở một con sông
  4. Phê phán ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường

Câu 3: Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu”?

  1. Vì dòng sông uốn lượn quanh co như hình dáng của người con gái mới lớn.
  2. Vì dòng sông khi cạn khi đầy như tính cách thất thường của người con gái.
  3. Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người thay đổi màu áo.
  4. Vì dòng sông lững lờ chảy giống như con người dịu dàng hết mực.

Câu 4: Trong bài thơ có bao nhiêu từ láy xuất hiện? 

  1. 5 từ láy
  2. 6 từ láy
  3. 7 từ láy
  4. 8 từ láy

Câu 5: Biện pháp nhân hóa trong bài thơ có tác dụng gì?

  1. Làm cho hình ảnh dòng sông trở nên gần gũi, thân thuộc.
  2. Thể hiện được sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian.
  3. Thể hiện sự thay đổi về vị trí của dòng sông theo thời gian
  4. Khiến dòng sông sang trọng hơn

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1:  Theo em, tác giả có tình cảm, cảm xúc gì với dòng sông quê hương?

  1. Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của dòng sông quê hương
  2. Ghét bỏ dòng sông quê hương
  3. Thờ ơ, dửng dưng với dòng sông quê hương
  4. Xấu hổ về dòng sông quê hương

Câu 2: “Đêm thêu trước ngực vầng trăng” là hình ảnh

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Ẩn dụ
  4. Tả thực

Câu 3: Theo em, vì sao màu sắc nước sông thay đổi?

  1. Vì màu sắc bầu trời thay đổi theo từng thời điểm trong ngày phản chiếu xuống sông
  2. Vì có người đổ màu xuống sông
  3. Dòng sông có thể tự mình đổi màu
  4. Vì nước ở sông khác chảy vào làm đổi màu nước sông

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài thơ nào dưới đây cũng viết về dòng sông quê hương?

  1. Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh
  2. Sóng – Xuân Quỳnh
  3. Thuyền và bến – Xuân Quỳnh
  4. Bếp lửa – Bằng Việt

Câu 2: Theo em, dòng sông quê hương mang ý nghĩa gì trong tâm hồn mỗi con người?

  1. Cội nguồn mạch sống, là văn hóa tinh thần tín ngưỡng lễ hội
  2. Là nơi nguy hiểm, cần tránh xa
  3. Không có ý nghĩa quan trọng, không ai nhớ đến
  4. Là nơi xóa hết mọi tội lỗi trên thế gian

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay