Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 6 Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 6 Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 6: MỘT KÌ QUAN THẾ GIỚI

VIẾT: LUYỆN TẬP ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ TÌNH CẢM, CẢM XÚC

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Đâu là những từ ngữ miêu tả đặc điểm tính cách của nhân vật trong đoạn văn dưới đây?

Những hạnh phúc quý giá mà nhân vật Tấm đáng được hưởng, bởi cô Tấm luôn là người lương thiện, biết yêu thương người khác, và hiếu thuận với cha mẹ. Cả cuộc đời cô Tấm chỉ gặp toàn bất hạnh nên khi cô có được hạnh phúc là kết quả xứng đáng cho sự chăm chỉ, nết na của cô Tấm.

  1. Lương thiện, biết yêu thương người khác
  2. Ác độc
  3. Lười biếng
  4. Ích kỷ

Câu 2: Đâu là những từ ngữ miêu tả đặc điểm tính cách của nhân vật trong đoạn văn dưới đây?

Gióng là một người rất dũng cảm, khỏe mạnh và có nhiều sức mạnh nhiệm màu. Không những vậy Gióng còn là một vị anh hùng không màng danh lợi một lòng vì nước vì dân. Đánh thắng giặc Gióng bay về trời về với cõi bất biến nhưng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta. Bản thân em là học sinh, em cần quyết tâm học giỏi, rèn luyện thể lực để xứng đáng với người anh hùng Thánh Gióng.

  1. Lười biếng
  2. Một lòng vì nước, vì dân
  3. Học giỏi, rèn luyện thể lực
  4. Yếu đuối

Câu 3: Đâu là những từ ngữ miêu tả tài năng của nhân vật trong đoạn văn dưới đây?

Trần Hưng Ðạo dung mạo hùng vĩ, thông minh hơn người, xem rộng biết nhiều, đủ tài văn võ, chuyên tâm nghiên cứu lục thao tam lược của người xưa và dành cả tâm huyết và hiểu biết để viết các tác phẩm: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư và “Hịch tướng sĩ” để dạy các tướng cầm quân đánh giặc, khích lệ lòng yêu nước của quân dân Ðại Việt.

  1. Thông minh hơn người, xem rộng hiểu biết nhiều
  2. Hát hay, đàn giỏi
  3. Chơi cờ rất giởi
  4. Tranh biện rất giỏi

Câu 4: Xác định tình cảm, cảm xúc của người viết trong đoạn thơ sau

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thǎm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

  1. Trân trọng, ngợi ca
  2. Ghét bỏ, coi thường
  3. Biết ơn, yêu mến
  4. Xúc động, nghẹn ngào

Câu 5: Xác định tình cảm, cảm xúc của người viết trong đoạn thơ sau

Mẹ đi làm
Từ sáng sớm
Dậy thổi cơm
Mua thịt cá
Em kề má
Được mẹ thơm
Ơi mẹ ơi
Yêu mẹ lắm!

  1. Yêu quý, khen ngợi
  2. Ghét bỏ, coi thường
  3. Biết ơn, thương yêu da diết
  4. Xót thương, đồng cảm

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Trở về quê nội

Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhó dồn trong tay ta nóng bỏng.

 

Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng trưa
Ầu ơ… thương nhớ lắm
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng.
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông.

Lê Anh Xuân

Câu 1: Đối tượng mà nhà thơ hướng đến trong đoạn thơ trên là gì?

  1. Làng quê miền biển, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên
  2. Khu du lịch biển quê nhà thơ
  3. Quê nội, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên, nay mới có dịp trở về thăm
  4. Làng nghề gốm sứ, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên

Câu 2: Nhà thơ đã dùng những chi tiết nào để miêu tả khung cảnh quê nội khi trở về?

  1. Xanh biếc bóng dừa
  2. Nhũng bông trang trắng, những bông trang đỏ
  3. Kẽo kẹt nhà ai tiếng sáo diều
  4. Hàng tre xanh

 

Câu 3: Tác giả gửi gắm tình cảm, cảm xúc gì vào đoạn thơ trích trong bài thơ Trở về quê nội?

  1. Xúc động, tự hào về tài nguyên thiên nhiên trù phú
  2. Trân trọng, ca ngợi những phẩm chất trong sáng, thủy chung, son sắt của những con người
  3. Trân trọng, ca ngợi sự giàu có của quê hương
  4. Buồn vì quê hương ngày một lụi tàn

Câu 4: Đâu là chi tiết thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào của nhà thơ khi trở về quê nội?

  1. Ta run run nắm những bàn tay
  2. Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng.
  3. Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
  4. Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm

Câu 5: Đâu là chi tiết miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của người dân quê nội của nhà thơ trong đoạn thơ trên?

  1. Tấm lòng em trong trắng thủy chung
  2. Trái tim em đẹp màu hồng thắm
  3. Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
  4. Ôi quê hương xanh biếc bóng tre

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Theo em, khi viết về quê hương, xứ sở, chúng ta nên thể hiện tình cảm gì?

  1. Thất vọng về quê hương
  2. Lạnh nhạt
  3. Trân trọng
  4. Chối bỏ quê hương

Câu 2: Theo em, khi viết về cha mẹ, chúng ta nên thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?

  1. Yêu thương, biết ơn
  2. Phê phán, chỉ trích
  3. Ghét bỏ, khó chịu
  4. Thất vọng, chán nản

Câu 3: Theo em, đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một nhân vật trong câu chuyện hoặc một bài thơ cần có những nội dung gì?

  1. Nêu đặc điểm ngoại hình
  2. Nêu tài năng, năng khiếu nhân vật đó
  3. Bày tỏ được cảm nhận, nhận xét của em về tính cách nhân vật đó
  4. Chỉ kể chuyện về nhân vật đó

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi 1, 2.

Ngày Tết Thiếu nhi của bé

Mùng 1 tháng 6
Tết của thiếu nhi
Mẹ đưa bé đi
Dạo quanh khắp phố

 

Nào là ô tô
Nào là xe máy
Rộn rã, vui tươi
Sao mà náo nhiệt

 

Bé yêu thích lắm
Thích được đi chơi
Thích được nhận quà
Ngày Tết Thiếu nhi.

Nlp Trinh

Câu 1: Theo em, bài thơ Ngày Tết Thiếu nhi của bé thể hiện cảm xúc nào của bạn nhỏ?

  1. Thích thú, vui sướng
  2. Buồn chán, ủ rũ
  3. Xót xa, đồng cảm
  4. Tự hào, hãnh diện

Câu 2: Đâu là những từ ngữ chỉ cảm xúc của bạn nhỏ trong bài thơ Ngày Tết Thiếu nhi của bé?

  1. Yêu thích, thích
  2. Sao mà, lắm
  3. Náo nhiệt, rộn rã
  4. Buồn, nuối tiếc

 

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 6

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay