Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 8 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Du lịch

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 Bài 8 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Du lịch. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TA

BÀI 8: KÌ DIỆU MA-RỐC

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ DU LỊCH

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Đâu là nhóm từ chỉ đồ dùng cần thiết cho chuyến du lịch?

  1. Túi xách, bản đồ, la bàn, quần áo, giày thể thao, lều trại, đồ ăn
  2. Nhà ga, la bàn, túi xách, đồng hồ
  3. Ô tô, xe máy, tàu điện, lều trại, đồ ăn
  4. Công viên, giày thể thao, bật lửa, đồ ăn

Câu 2: Đâu là nhóm từ chỉ tổ chức, nhân viên phục vụ?

  1. Xe máy, khách sạn, nhà nghỉ, quán trọ
  2. Người bán hàng, hướng dẫn viên du lịch, tài xế, khách sạn
  3. Nhà ga, nhà máy, quần áo, lều trại
  4. Thuốc, đồ ăn, khách sạn, nhà hàng

Câu 3: Đâu là nhóm từ chỉ địa điểm tham quan?

  1. Phố cổ, bãi biển, vịnh đẹp, chùa đền cổ, di tích lịch sử
  2. Ô tô, xa máy, tàu điện, lều trại, đồ ăn, , núi cao
  3. Xe máy, khách sạn, nhà nghỉ, quán trọ, phố cổ
  4. Công viên, giày thể thao, bật lửa, đồ ăn, hang động

Câu 4: Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Chọn ý đúng để trả lời.

  1. Đi chơi ở công viên gần nhà
  2. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh
  3. Đi làm việc xa nhà
  4. Đi xuất khẩu lao động

Câu 5: Đâu là nhóm từ chỉ phương tiện đi du lịch, tham quan?

  1. Phố cổ, bãi biển, vịnh đẹp, chùa đền cổ, di tích lịch sử
  2. Ô tô, xa máy, tàu điện, lều trại, đồ ăn, , núi cao
  3. Xe máy, ô tô, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy
  4. Công viên, giày thể thao, bật lửa, đồ ăn, hang động

Câu 6: Chọn từ ngữ phù hợp điền vào câu sau

Bài đọc “Kì diệu Ma-rốc” đã giúp em … … những điều thú vị ở sa mạc Sa-ha-ra

  1. Khám phá
  2. Khai thác
  3. Tìm kiếm
  4. Ngắm cảnh

 

Câu 7: Chọn từ ngữ phù hợp điền vào câu sau

Biểu tượng của đất nước Nhật Bản là … …

  1. Kim chi
  2. Chuột túi
  3. Những ngôi chùa
  4. Hoa anh đào

Câu 8: Chọn từ ngữ phù hợp điền vào câu sau

Trung Quốc là một đất nước xinh đẹp với nền văn hóa … …

  1. Đa dạng, phong phú
  2. Cảnh quan
  3. Di tích lịch sử
  4. Di sản văn hóa

Câu 9: Đoạn văn dưới đây nhắc đến địa điểm nào?

Về thăm xứ Huế mộng mơ có ai không ghé lại thăm quần thể di tích Cố đô Huế một lần, chứng tích một thời cho sự huy hoàng và thịnh vượng của triều Nguyễn, nơi từng là thủ đô của của nước Việt Nam ta suốt 143 năm.

  1. Sông Hương
  2. Cố đô Huế
  3. Cầu Tràng Tiền
  4. Hoàng thành Thăng Long

Câu 10: Đoạn văn dưới đây nhắc đến địa điểm nào?

Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.

  1. Văn Miếu – Quốc Tử Giám
  2. Hoàng thành Thăng Long
  3. Nhà tù Hỏa Lò
  4. Làng cổ Đường Lâm

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1:  Giải câu đố sau

Sông gì đỏ nặng phù sa?

  1. Sông Hồng
  2. Sông Đáy
  3. Sông Thạch Hãn
  4. Sông Hậu

Câu 2: Giải câu đố sau

Sông gì lại hóa được ra chín rồng?

  1. Sông Hồng
  2. Sông Đáy
  3. Sông Cửu Long
  4. Sông Hậu

Câu 3: Giải câu đố sau

Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời?

  1. Sông Hồng
  2. Sông Đáy
  3. Sông Cửu Long
  4. Sông Mã

Câu 4:  Giải câu đố sau

Sông nào nơi ấy sóng trào
Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn?

  1. Sông Hồng
  2. Sông Đáy
  3. Sông Bạch Đằng
  4. Sông Mã

Câu 5: Theo em, thám hiểm là gì?

  1. Đi tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở
  2. Đi chơi xa để xem phong cảnh
  3. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm
  4. Đi thăm cánh đồng gần nhà

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Em hiểu Đi một ngày đàng, học một sàng khôn nghĩa là gì?

  1. Đi bộ rất có ích cho việc rèn luyện sức khỏe.
  2. Đi nhiều nơi sẽ giúp con người ta mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, trưởng thành hơn.
  3. Đi đâu xa phải mua một cái sàng về thì mới khôn được.
  4. Đi xa không thể khiến con người ta khôn ngoan được, muốn khôn ngoan, hiểu biết rộng chỉ có cách là học tập trong sách vở.

Câu 2: Trong đoạn văn sau đây, có một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch, thám hiểm. Em hãy tìm ra những từ đó?

Cuối năm học, nhà trường tổ chức cho chúng em một chuyến tham quan, du lịch. Giờ sinh hoạt vừa rồi, lớp em đã thảo luận nên lựa chọn địa điểm nào. Có rất nhiều ý kiến được đưa ra như: bãi biển, phố cổ, thác nước, công viên, khu vui chơi,… Cuối cùng chúng em quyết định đi cắm trại. Để hoạt động được diễn ra thuận lợi, chúng em đã phân công nhau chuẩn bị mọi thứ. Bao gồm: lều trại, đồ ăn, nước uống, bật lửa, đèn pin,… Một số bạn còn đem thêm quả bóng, vợt cầu lông, cần câu, máy nghe nhạc,…. Em tin rằng, chuyến đi này sẽ đem tới cho chúng em rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ

  1. Hoạt động, nhà trường, cắm trại
  2. Chuyến đi, kỉ niệm, thuận lợi
  3. Kỉ niệm, tổ chức, thuận lợi
  4. Lều trại, đồ ăn, nước uống, bật lửa, đèn pin

Câu 3: Cực Bắc của Việt Nam ở tỉnh (thành phố) nào?

  1. Hà Giang
  2. Quảng Ninh
  3. Cà Mau
  4. Hà Nội

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Những địa danh được nhắc đến trong đoạn thơ dưới ở đâu?

Ngọc Sơn liễu rủ thắm nên duyên

Nhẹ lướt bước chân thoáng dáng tiên

Phảng phất gió đưa hồ gợn sóng

Hương hồn tiền bối chốn cô miên

Đại La bền vững tình dân tộc

…Hồ vẫn hiên ngang dòng lịch sử

Thăng Long kiêu hãnh trọn nghìn niên.

  1. Hà Nội
  2. Thanh Hóa
  3. Hà Giang
  4. Cà Mau

Câu 2: Đoạn thơ dưới đây nhắc đến kì quan thế giới nào?

Vịnh biếc trong xanh tỉnh giấc vàng

Hạ vơi giọt nắng đón thu sang

Long ngời biển đẹp trang huyền thoại

Một áng thơ hùng mãi đượm vang

Kỳ tích muôn đời thêm lịch lãm

Quan san vạn thuở vẫn huy hoàng

Thế nhân hòa hợp tình trong sáng

Giới sắc tứ phương phải ngỡ ngàng?

  1. Vịnh Hạ Long
  2. Quần thể danh thắng Tràng An
  3. Hang Sơn Đoòng
  4. Thánh địa Mỹ Sơn


 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 8: Kì diệu Ma-rốc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay