Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 8 Bài 4 Luyện từ và câu: Luyện tập về trạng ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 8 Bài 4 Luyện từ và câu: Luyện tập về trạng ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY THÂN ÁI

BÀI 4: NGHE HẠT DẺ HÁT

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TRẠNG NGỮ

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1:  Trạng ngữ là gì ?

  1. Là thành phần chính của câu
  2. Là thành phần phụ của câu
  3. là biện pháp tu từ trong câu
  4. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Câu 2: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?

  1. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
  2. Theo vị trí của chúng trong câu
  3. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
  4. Theo mục đích nói của câu

Câu 3: Có những loại trạng ngữ nào?

  1. Trạng ngữ chỉ thời gian
  2. Trạng ngữ chỉ phương tiện
  3.  Trạng ngữ chỉ mục đích, nơi chốn
  4. A, B, C đúng

Câu 4: Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai ?

  1. Đúng      
  2. Sai

Câu 5: Trạng ngữ trong câu sau là loại nào?

Bằng sự cẩn thận và tỉ mỉ, chữ viết của em ngày càng đẹp hơn.

  1. Trạng ngữ chỉ thời gian
  2. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
  3. Trạng ngữ chỉ phương tiện
  4. Trạng ngữ chỉ mục đích

Câu 6: Câu nào dưới đây có trạng ngữ chỉ thời gian?

  1. Bằng chiếc xe đạp đã cũ, ngày ngày bố chở em tới trường
  2. Mỗi khúc giao mùa, gia đình em đều dễ bị cúm vặt.
  3. Ở thế giới thần tiên, những nàng công chúa đều thật là xinh đẹp và duyên dáng.
  4. Ngoài hiên nhà, bố treo những chậu hoa lan

 

Câu 7: Câu nào dưới đây có trạng ngữ chỉ mục đích?

  1. Vì sợ bóng tối, em thường hay bật đèn khi ngủ
  2. Bằng nét diễn chân thật và đôi mắt thơ ngây, cô ấy đã lấy đi bao giọt nước mắt của khán giả.
  3. Từ phía xa, tôi nhìn thấy bóng mẹ đang về.
  4. Để cao lớn hơn em cần ăn đầy đủ dưỡng chất và chăm chỉ tập thể dục.

Câu 8: Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu sau

Vì thể lực yếu, Nam đã không vượt qua bài kiểm tra thể dục

  1. Nam
  2. Bài kiểm tra
  3. Thể dục
  4. Vì thể lực yếu

Câu 9: Tìm trạng ngữ trong câu sau

Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên

  1. Ở góc vườn nhà ông Tuyền
  2. Hoa móng rồng
  3. Mùi mít chín
  4. Bụ bẫm

Câu 10: Trạng ngữ trong câu sau nằm ở vị trí nào?

Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.

  1. Đầu câu
  2. Cuối câu
  3. Giữa câu
  4. A và B đúng

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau

Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khoẻ, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó,tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để người ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây.

  1. Đêm hôm lễ đại khách
  2. Từ đó
  3. Khi vào làng này
  4. Nhân lúc say mà cướp anh đi

Câu 2: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ phương tiện?

  1. Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
  2. Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
  3. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
  4. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

Câu 3: Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.

  1. Bằng cái gì?
  2. Để làm gì?
  3. Khi nào?
  4. Ở đâu?

Câu 4: Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Bằng lòng yêu nước thương dân sâu sắc, những người lính đã chiến đấu vô cùng kiên cường

  1. Bằng cái gì?
  2. Để làm gì?
  3. Khi nào?
  4. Ở đâu?

Câu 5: Câu nào không chứa trạng ngữ chỉ phương tiện?

  1. Nhờ có sự giúp đỡ của mẹ, Nga đã hoàn thành được món ăn đầu tiên.
  2. Bằng sự quyết tâm và chăm chỉ, em đã đạt thành tích rất cao trong kì thi
  3. Vì ngủ quên nên em bị muộn học
  4. Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1:  Trạng ngữ giúp nối kết các câu văn, đoạn văn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. Đúng hay sai ?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 2: Trạng ngữ trong câu văn dưới dây có công dụng gì?

 Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều, bà lại tới. Sự lắp đi lặp lại ấy dai dẳng đến mức tôi không chịu được.

  1. Bổ sung thông tin về thời gian và nối kết các câu văn
  2. Bổ sung thông tin về thời gian, làm cho nội dung câu văn đầy đủ.
  3. Nối kết các câu văn làm cho diễn đạt được mạch lạc.
  4. Bổ sung thông tin về nguyên nhân và nối kết các câu văn

Câu 3:  Trạng ngữ “ Qua làn ánh đèn của đoàn xe xích lao đi ầm ầm bên cạnh” của câu “Qua làn ánh đèn của đoàn xe xích lao đi ầm ầm bên cạnh, tôi kịp nhận thấy vẻ xinh đẹp của cô gái, một vẻ đẹp giản dị, và mát mẻ như sương núi toả ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ, khác hẳn với nhiều cô gái công trường thường cô nào trông cũng thấp và đẫy đà.” (Nguyễn Minh Châu) biểu thị nội dung gì ?

  1. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  2. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  3. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
  4. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể được tách thành câu riêng để đạt những mục đích tu từ nhất định ?

  1. Đầu câu
  2. Giữa chủ ngữ và vị ngữ
  3. Cuối câu
  4. A, B, C đều sai

Câu 2: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?

  1. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
  2. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
  3. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ.
  4. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.


 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 8 bài 4: Nghe hạt dẻ hát

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay