Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Viết bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Viết bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI
BÀI 4: CẬU BÉ SAY MÊ TOÁN HỌC
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH (Bài viết số 2)
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sớm tinh mơ, từ trên cao nhìn xuống, hồ Tam Bạc như một chiếc gương khổng lồ, sáng long lanh giữa không gian rộng lớn. Màn sương đêm mờ ảo như 1 tấm chăn voan mỏng hồ khoác lên, ngủ im lìm. Một vài dàn đèn lê-ông còn thức, thắp sáng 1 góc nhỏ. Bầu trời lúc này chưa trong xanh, cao vợi mà trắng bạc, nhiều mây lấp lánh vài vì sao thức thâu đêm. Mặt trăng muộn vẫn còn lang thang dạo chơi với những đám mây trắng xốp trên trời cao. Không gian thật huyền ảo, thơ mộng! Làn gió buổi sớm chớm hè se se, man mát cố lay mọi vật tỉnh giấc. Hàng phượng dọc 2 bờ hồ rủ bóng, nhắm nghiền mắt, ngủ say. Tất cả bọn trẻ đều ngủ ngon lành thì bác sĩ già đã thức dậy từ bao giờ, khẽ vuốt chòm râu dài, vẻ trầm ngâm. Hai dãy nhà bên hồ còn ngủ yên, lác đác vài nhà mở cửa. Trên con đường rộng thênh thang, thi thoảng có vài chiếc xe chạy vội qua, nhanh như chớp. (Bài của học sinh) |
Câu 1: Hồ Tam Bạc được mô tả như thế nào trong đoạn văn?
A. Như một chiếc gương khổng lồ.
B. Như một đám mây mỏng.
C. Như một bức tranh mờ ảo.
D. Như một tấm chăn voan mỏng.
Câu 2: Mặt trăng buổi tối được miêu tả như thế nào trong đoạn văn trên?
A. Đang ngủ say giấc.
B. Đang lang thang dạo chơi.
C. Đang sáng long lanh.
D. Đang vui đùa với mây.
Câu 3: Làn gió buổi sớm chớm hè được miêu tả như thế nào?
A. Se se, man mát.
B. Rét buốt, lạnh lẽo.
C. Nóng bức, oi ả.
D. Lạnh buốt, cắt da cắt thịt.
Câu 4: Bác sĩ già được miêu tả như thế nào trong đoạn văn trên?
A. Bác có khuôn mặt đẹp lão.
B. Tóc của bác bạc lấm tấm với vết chân chim ở đuôi mắt.
C. Bác chậm rãi thưởng thức trà quan sát cảnh vật xung quanh.
D. Bác có chòm dâu dài, vẻ trầm ngâm.
Câu 5: Câu văn nào sau đây trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp so sánh?
A. Không gian thật huyền ảo, thơ mộng.
B. Hồ Tam Bạc như một chiếc gương khổng lồ.
C. Hai dãy nhà bên hồ còn ngủ yên, lác đác vài nhà mở cửa.
D. Làn gió buổi sớm chớm hè se se, man mát cố lay mọi vật tỉnh giấc.
Câu 6: Câu văn nào sau đây trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp nhân hóa?
A. Hai dãy nhà bên hồ còn ngủ yên, lác đác vài nhà mở cửa.
B. Màn sương đêm mờ ảo như 1 tấm chăn voan mỏng hồ khoác lên, ngủ im lìm.
C. Một vài dàn đèn lê-ông còn thức, thắp sáng 1 góc nhỏ.
D. Bầu trời lúc này chưa trong xanh, cao vợi mà trắng bạc, nhiều mây lấp lánh vài vì sao thức thâu đêm.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Bố cục của bài văn tả phong cảnh gồm mấy phần?
A. 3 phần: Mở bài, Thân Bài, Kết bài.
B. 2 phần: Mở bài và Thân bài.
C. 4 phần: Mở bài, Thân bài, Giữa bài, Kết bài.
D. Viết liền mạch không cần chia tách các ý.
Câu 2: Câu văn tả cảnh sau sử dụng biện pháp tu từ nào: “Những hàng cây đã thay áo mới, khoác lên mình một chiếc áo xanh mơn mởn”.
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa.
D. Không sử dụng biện pháp tu từ.
Câu 3: Câu văn tả cảnh nào sau đây sử dụng biện pháp so sánh?
A. Mặt hồ sáng trong như chiếc gương khổng lồ.
B. Hai hàng cây đều tắp tắp kéo dài đến cuối con phố.
C. Những bông hoa nở rộ rực rỡ khắp vườn.
D. Những tán lá còn đọng vài hạt sương long lanh.
Câu 4: Câu văn tả cảnh nào sau đây không sử dụng biện pháp nhân hóa?
A. Những bông hoa trong vườn đã thay áo mới, khoác lên mình một chiếc áo đỏ rực rỡ.
B. Những chú chim đã dậy từ sớm hót líu lo trong vườn.
C. Mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp xuống toàn bộ cánh rừng rộng lớn.
D. Những chị ong vẫn chăm chỉ lấy mật từ những bông hoa xinh đẹp trong vườn.
III. VẬN DỤNG (3 câu)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Con đường rợp bóng cây xanh
Âm thanh ríu rít trên cành cây cao,
Gió đưa cành lá lao xao
Vui tươi ngày mới biết bao tiếng cười.
Câu 1: Những âm thanh trong đoạn thơ được miêu tả bằng từ ngữ nào?
A. Rì rào, lao xao.
B. Ríu rít, lao xao.
C. Râm ran, lao xao.
D. Vang vọng, lao xao.
Câu 2: Đoạn văn gợi lên tâm trạng nào trong em?
A. Buồn bã.
B. Vui tươi.
C. Hờ hững.
D. Giận dữ.
Câu 3: Màu sắc nào được nhắc đến trong đoạn thơ trên?
A. Màu vàng.
B. Màu trắng.
C. Màu xanh.
D. Màu nâu.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Khi miêu tả phong cảnh, từ ngữ miêu tả cần được viết như thế nào?
A. Sinh động, gợi tả.
B. Mơ mộng.
C. Ngắn gọn.
D. Dài dòng.
Câu 2: Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ chấm trong câu văn sau sao cho phù hợp “Những cây cao vút như những người khổng lồ đững giữa đại ngàn, tán lá … bao quanh tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp”.
A. Xanh sẫm.
B. Xanh nhạt.
C. Xanh mướt.
D. Xanh đậm
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Viết bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 2)