Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Chớm thu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Chớm thu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

  

 CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

BÀI 7: CHỚM THU

ĐỌC: CHỚM THU

(19 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác giả của bài đọc “Chớm thu” là ai?

A. Đoàn Văn Mật.

B. Đoàn Thị Điểm.

C. Huy Cận.

D. Trần Đăng Khoa.

Câu 2: Tại sao tác giả lại nói “Mùa hạ trốn đi đâu mất rồi”?

A. Vì không còn tiếng cuốc gọi nhau.

B. Vì không còn tiếng ve kêu.

C. Vì đã qua mùa gặt lúa.

D. Vì nắng đã trải đầy nương mạ.

Câu 3: Ở khổ thơ thứ nhất, dấu hiệu nào báo mùa thu đến?

A. Không còn tiếng chim cuốc, hoa cúc nở trắng như mây.

B. Có gió heo may, cỏ lên xanh tươi.

C. Không còn tiếng chim cuốc, có gió heo may.

D. Hoa cúc nở trắng như mây, cỏ lên xanh tươi.

Câu 4: Ở bờ sông xuất hiện hình ảnh của ai?

A. Hình ảnh chú trâu.

B. Hình ảnh con cuốc.

C. Hình ảnh mẹ.

D. Hình ảnh bông cúc trắng.

Câu 5: Những bông cúc được so sánh với cái gì?

A. Mây giữa trời.

B. Bông tuyết trắng.

C. Màn sương.

D. Hạt gạo.

Câu 6: Khi nhìn hạt gạo, nhành hoa, tác giả nghĩ về công lao của ai?

A. Công lao của hàng xóm.

B. Công lao của mẹ cha, của đất đai chan hòa.

C. Công lao của những con người lao động.

D. Công lao của những con trâu già.

Câu 7: Mùa đơm hạt thóc trên đồng là mùa gì?

A. Mùa đông đến.

B. Mùa lúa chín.

C. Mùa hạ sang.

D. Mùa xuân đến.

Câu 8: Mùa vui lúa vẽ nên điều gì?

A. Vẽ nên vóc dáng đôi tay tảo tần.

B. Vẽ nên ân cần của mẹ cha.

C. Vẽ nên con đường cỏ xanh tươi.

D. Vẽ nên bao tình nghĩa chan hòa.

Câu 9: Trong hạt gạo trắng ngần ẩn chứa điều gì?

A. Vóc dáng đôi bàn tay tảo tần.

B. Ân cần mẹ cha.

C. Dòng nước lặng.

D. Tuổi thơ ngọt lành.

Câu 10: Con đường bước đến ngày mai không được “dệt” lên điều gì sau đây?

A. Dệt từ tuổi thơ ngọt lành.

B. Dệt từ bóng mẹ, dáng cô.

C. Dệt từ dòng nước lặng chờ người qua sông.

D. Dệt từ trang sách dặm dài ước mơ.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao “mùa đơm hạt thóc trên đồng” được gọi là “mùa vui”?

A. Vì khi thóc đơm hạt làm cho cảnh vật và thiên nhiên ở làng quê trở trên nhiều màu sắc và đẹp đẽ hơn.

B. Vì khi thóc đơm hạt cũng là lúc đất trời chuyển biến sang thu.

C. Vì mùa thóc đơm hạt đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm tuỏi thơ của tác giả với cha mẹ của mình.

D. Vì thóc đơm hạt là kết tinh của nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân và nó đem đến no ấm cho mọi người.

Câu 2: Vì sao tác giả lại nghĩ về công lao của mẹ cha và đất đai?

A. Vì cha mẹ là người đã sinh ra và nuôi tác giả khôn lớn.

B. Vì cha mẹ đã cần cù, sớm hôm vất vả để tạo ra hạt gạo, để chăm chút cho từng nhành hoa tươi thắm.

C. Vì bàn tay của cha mẹ đã nâng niu, chăm chút cho từng nhành hoa sau nhà.

D. Vì con đường cỏ xanh tươi là nơi mà 

Câu 3:  “Con đường bước đến ngày mai” được nhắc đến ở khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?

A. Tương lai của bạn nhỏ sẽ đẹp đẽ, tươi sáng hơn nhờ những năm tháng học tập chăm chỉ, nhờ sự chăm sóc của mẹ và dạy dỗ của cô giáo và những kỉ niệm tuổi thơ.

B. Là con đường xanh cỏ tươi, tác giả hay đi qua, cũng là con đường đến trường của tác giả.

C. Tương lai ngày ngai sẽ đep hơn nếu người con đi qua con đường đầy cỏ xanh tươi.

D. Là con đường hướng đến ngày mai tươi sáng mà bố mẹ đã dẫn lối người con đi.

Câu 4: Đâu là nội dung của bài đọc?

A. Kể về sự thay đổi của thiên nhiên đất btrời khi chuyển biến sang thu.

B. Kể về nỗi vất vả, nhọc nhằn của cha mẹ để nuôi con khôn lớn.

C. Con đường bước đến ngày mai của bạn nhỏ gắn với những năm tháng tuổi thơ, với cảnh vật mùa thu và những người thân.

D. Âm thanh và cảnh vật thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ, trong sáng, bình dị.

Câu 5: Đâu là nội dung của hai khổ thơ đầu?

A. Những dấu hiệu của mùa thu cùng với niềm hạnh phúc của người nông dân.

B. Con đường bước tới tương lai của bạn nhỏ.

C. Niềm vui, sự gắn bó của người nông dân với mùa màng đất đai.

D. Những dấu hiệu báo mùa thu đến.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu thơ dưới đây, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Có bông cúc trắng như mây giữa trời

Có con đường cỏ xanh tươi”

A. Nhân hóa, so sánh.

B. So sánh, liệt kê.

C. Nhân hóa, liệt kê.

D. Ẩn dụ, nhân hóa.

Câu 2: Em hãy cho biết từ “tay” nào sau đây được dùng với nghĩa chuyển?

A. Tay trái.

B. Tay phải.

C. Tay kiếm.

D. Tay chân.

Câu 3: Các từ “hạt gạo, nước, con đường, hạt thóc” được xếp vào loại từ nào?

A. Tính từ.

B. Động từ.

C. Trợ từ.

D. Danh từ.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Em rút ra được ý nghĩa gì từ bài đọc?

A. Mỗi người cần phải biết quý trọng thời gian và phải quan sát tinh tế những sự vật xung quanh.

B. Tuổi thơ với những cảnh vật tươi đẹp đã góp phần nuôi dưỡng, chắp cánh cho mỗi người trên con đường bước tới tương lai.

C. Luôn hướng tới và nhớ về cội nguồn vì đó là nơi ta trưởng thành và chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa.

D. Luôn phải giữ gìn vẻ đẹp yên bình, giản dị và ấm áp tình thương nơi quê nhà

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Chớm thu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay