Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Viết báo cáo công việc
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Viết báo cáo công việc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI
BÀI 8: LỄ RA MẮT HỘI NHI ĐỒNG CỨU QUỐC
VIẾT: VIẾT BÁO CÁO CÔNG VIỆC
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Đâu không phải là mục đích chính của việc viết báo cáo công việc là gì?
A. Để ghi chép lại các hoạt động và thành tích đã đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
B. Để cung cấp thông tin cho cấp trên về tiến độ thực hiện công việc và đề xuất giải pháp cho những vấn đề gặp phải.
C. Để đánh giá hiệu quả công việc và đề xuất các biện pháp cải tiến cho tương lai.
D. Để luyện tập khả năng trình bày một bản báo cáo.
Câu 2: Phần nội dung trong bản báo cáo công việc gồm những gì?
A. Giới thiệu, phần chính, kết luận.
B. Báo cáo cụ thể các hoạt động đã thực hiện và ý kiến đề xuất (nếu có).
C. Thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện, nhân sự tham gia, kinh phí thực hiện, kết quả đạt được.
D. Các công việc đã thực hiện.
Câu 3: Khi viết phần mở đầu của báo cáo công việc, cần lưu ý điều gì?
A. Nêu được tên tổ chức viết báo cáo, quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm, thời gian viết báo cáo; tên báo cáo.
B. Giới thiệu khái quát về vấn đề được báo cáo.
C. Nêu tóm tắt những nội dung chính của báo cáo.
D. Nêu phạm vi và đối tượng của báo cáo.
Câu 4: Đâu không phải là yêu cầu khi viết bản báo cáo về một công việc?
A. Theo trình tự thời gian thực hiện công việc.
B. Theo bố cục logic, khoa học và dễ hiểu.
C. Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, súc tích và chính xác.
D. Ngôn ngữ chau chuốt, bay bổng.
Câu 5: Khi viết phần cuối của báo cáo công việc, cần lưu ý điều gì?
A. Tóm tắt những nội dung chính của báo cáo.
B. Đánh giá hiệu quả công việc và rút ra bài học kinh nghiệm.
C. Cần đảm bảo có chức vụ, họ tên và chữ kí của người đại diện tổ chức viết báo cáo.
D. Đề xuất giải pháp cho những vấn đề gặp phải.
Câu 6: Báo cáo công việc nên được trình bày như thế nào?
A. Sử dụng phông chữ dễ đọc, cỡ chữ phù hợp và bố cục rõ ràng.
B. Sử dụng hình ảnh, biểu đồ và bảng biểu để minh họa cho nội dung báo cáo.
C. Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự và phù hợp với đối tượng tiếp nhận.
D. Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với đối tượng tiếp nhận; bố cục cân đối, gọn gàng.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Khi viết báo cáo công việc, thứ tự trình bày thông tin thường tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Từ quan trọng đến không quan trọng.
B. Từ mô tả đến kết quả.
C. Từ chi tiết đến tổng quát.
D. Từ tổng quát đến chi tiết.
Câu 2: Bản báo cáo công việc thường gồm mấy phần?
A. 2 phần: phần mở đầu, phần nội dung.
B. 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần cuối.
C. 1 phần: phần nội dung.
D. 1 phần: phần báo cáo kết quả công việc.
Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết, đâu không phải là nội dung trong phần mở đầu?
A. Ý kiến đề xuất.
B. Tên tổ chức viết báo cáo.
C. Quốc hiệu, thời gian viết báo cáo.
D. Tên báo cáo.
Câu 4: Ai là người có trách nhiệm viết báo cáo về một công việc thưởng?
A. Người trực tiếp thực hiện công việc.
B. Cấp trên trực tiếp của người thực hiện công việc.
C. Ban lãnh đạo tổ chức.
D. Người được giao nhiệm vụ bởi ban lãnh đạo tổ chức.
III. VẬN DỤNG (3 câu).
Câu 1: Đâu không phải là ý nghĩa của việc viết báo cáo công việc?
A. Giúp đánh giá hiệu quả công việc và đề xuất các biện pháp cải tiến.
B. Giúp quản lý công việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
C. Giúp chúng ta làm việc nhanh và dễ dàng hơn.
D. Giúp nâng cao kỹ năng viết và trình bày của người thực hiện công việc.
Câu 2: Ý kiến đề xuất trong phần nội dung của báo cáo về một công việc không nên tập trung vào những nội dung nào?
A. Những giải pháp không thiết thực và không hiệu quả đối với công việc.
B. Các giải pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công việc.
C. Các đề xuất khen thưởng cho cá nhân hoặc tập thể có thành tích xuất sắc.
D. Các biện pháp cải tiến hiệu quả công việc trong tương lai.
Câu 3: Theo em không nên viết gì vào báo cáo công việc?
A. Những điều chưa rõ ràng và chưa chắc chắc về công việc.
B. Các hoạt động đã thực hiện.
C. Ý kiến đề xuất.
D. Tên báo cáo.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Theo em, phần nào của báo cáo về một công việc thưởng là quan trọng nhất?
A. Phần mở đầu.
B. Phần nội dung.
C. Phần kết luận.
D. Tất cả các phần đều quan trọng.
Câu 2: Khi viết phần nội dung của báo cáo về một công việc thưởng, cần lưu ý điều gì?
A. Báo cáo cụ thể, rõ ràng và súc tích các hoạt động đã thực hiện.
B. Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự và phù hợp với đối tượng tiếp nhận.
C. Cung cấp đầy đủ bằng chứng và số liệu để chứng minh cho những thành tích đạt được.
D. Báo cáo cụ thể, rõ ràng và súc tích các hoạt động đã thực hiện; Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự và phù hợp với đối tượng tiếp nhận; Cung cấp đầy đủ bằng chứng và số liệu để chứng minh cho những thành tích đạt được.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Viết báo cáo công việc