Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ
BÀI 14: NHỮNG NGỌN NÚI NÓNG RẪY
ĐỌC: NHỮNG NGỌN NÚI NÓNG RẪY
(19 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Hình dáng của núi lửa được miêu tả như thế nào?
A. Núi lửa hình nón.
B. Có quả hình nón, có quả hình tròn thoai thoải.
C. Núi lửa hình tròn thoai thoải.
D. Núi lửa hình thoi.
Câu 2: Lớp vỏ ngoài cùng của Trái Đất được miêu tả như thế nào?
A. Lớp vỏ rất cứng.
B. Lớp vỏ rất mềm.
C. Lớp vỏ có chỗ mềm, có chỗ cứng.
D. Lớp vỏ sần sùi, nhiều vết nứt.
Câu 3: Tiếng động của núi lửa được miêu tả như thế nào?
A. Có tiếng động như bom nổ.
B. Có tiếng động kinh hoàng.
C. Chỉ có tiếng rít lên khe khẽ.
D. Một số núi lửa có tiếng động kinh hoàng, số khác thì rít lên khe khẽ.
Câu 4: Núi lửa được tác giả so sánh với cái gì?
A. Giống như một quả khinh khí cầu.
B. Giống như củ hành khổng lồ với nhiều lớp áo.
C. Giống như củ tỏi có nhiều nhánh.
D. Giống như kim tự tháp Ai Cập.
Câu 5: Núi lửa được hình thành ra sao?
A. Được tạo nên do động đất.
B. Được tạo nên bởi vỏ Trái Đất.
C. Được tạo bởi nhiều lớp khác nhau.
D. Được tạo nên bởi mác-ma.
Câu 6: Em hiểu thế nào về mác-ma?
A. Dung nham.
B. Đá nóng chảy ở trên mặt đất.
C. Khói, khí của núi lửa.
D. Đá nóng chảy trong lòng đất.
Câu 7: Mác ma giống như cháo đặc lục bục sôi ở khoảng bao nhiêu độ?
A. Khoảng 700 độ C.
B. Khoảng 700 đến 1000 độ C.
C. Khoảng 700 đến 1300 độ C.
D. Khoảng 900 đến 1600 độ C.
Câu 8: Hoạt động núi lửa như thế nào?
A. Một số phun khói, một số phun đất.
B. Một số phun đất, một số phun lửa.
C. Một số phun lửa, một số phun khói.
D. Chỉ phun lửa.
Câu 9: Theo bài đọc, ngoài những núi lửa trên mặt đất còn những quả núi lửa ở đâu?
A. Trong hang đá.
B. Giữa thung lũng
C. Trong nước biển,
D. Giữa cánh đồng.
Câu 10: Dòng mác-ma ở trong núi lửa hoạt động như thế nào?
A. Xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.
B. Xuyên qua từ đỉnh núi, tạo thành núi lửa.
C. Xuyên qua từ chân núi, tạo thành núi lửa.
D. Xuyên qua kẽ hở ở thung lũng, tạo thành núi lửa.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Đâu KHÔNG PHẢI là từ ngữ miêu tả ngọn núi lửa có trong bài?
A. Phun lửa.
B. Phun khói.
C. Thoai thoải.
D. Bốc hơi.
Câu 2: Trong số những từ dưới đây đâu KHÔNG PHẢI là từ láy có trong bài đọc?
A. Khe khẽ.
B. Thoai thoải.
C. Sùng sục.
D. Dồn dập.
Câu 3: Đâu là nhận định KHÔNG CHÍNH XÁC về núi lửa?
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy