Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 27: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU
BÀI 27: TRANH LÀNG HỒ
VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ.
(19 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Phần mở đầu của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ có nội dung gì?
A. Giới thiệu tên bài thơ.
B. Giới thiệu tên tác giả.
C. Nêu ấn tượng về bài thơ.
D. Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng của em về bài thơ.
Câu 2: Phần triển khai của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ có nội dung gì?
A. Nêu ấn tượng về bài thơ.
B. Nêu những cái hay cái đẹp của bài thơ.
C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc với bài thơ.
D. Nêu những cái hay cái đẹp của bài thơ và bày tỏ tình cảm, cảm xúc với bài thơ.
Câu 3: Phần kết thúc của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ có nội dung gì?
A. Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ đó.
B. Nêu những cái hay của bài thơ.
C. Nêu những cái đẹp của bài thơ.
D. Giới thiệu tác giả của bài thơ.
Câu 4: Những yếu tố nào dưới đây thuộc về mặt nội dung của một bài thơ?
A. Từ ngữ.
B. Ý nghĩa, thông điệp từ bài thơ.
C. Hình ảnh độc đáo.
D. Biện pháp tu từ được sử dụng.
Câu 5: Những yếu tố nào dưới đây thuộc về mặt nghệ thuật của một bài thơ?
A. Tình cảm của nhà thơ.
B. Ý nghĩa bài thơ.
C. Thông điệp từ bài thơ.
D. Biện pháp tu từ được sử dụng.
II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Tuổi ngựa em đã học có hình ảnh nào là đặc sắc, nổi bật?
A. Hình ảnh chú ngựa con hiếu động, giàu tình cảm, có ước mơ bay bổng.
B. Hình ảnh chú chim yêu đời, cất cao tiếng hót.
C. Hình ảnh bầu trời trong xanh, dịu dàng.
D. Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn.
Câu 2: Bài thơ Tiếng hạt nảy mầm em đã học truyền tải nội dung, thông điệp nào ý nghĩa?
A. Tình yêu với sắc màu cuộc sống mà cô giáo chuyền tải qua hình ảnh.
B. Tình yêu thương mà các bạn học sinh dành cho nhau.
C. Thế giới ngập tràn sắc màu mà cô giáo chuyền tải qua hình ảnh.
D. Tình yêu thương cô giáo dành cho các bạn học sinh khiếm thính và thế giới âm thanh cô chuyền tải qua hình ảnh.
Câu 3: Bài thơ Trước cổng trời em đã có hình ảnh nào đặc sắc, nổi bật?
A. Bức tranh bầu trời nơi vùng cao ngút ngàn.
B. Bức tranh cuộc sống của các bạn ở vùng cao.
C. Bức tranh thiên nhiên đẹp như mơ ở vùng cao ngút ngàn.
D. Khung cảnh đi học bình yên của các bạn nhỏ ở vùng cao.
Câu 4: Khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ, em cần lưu ý điều gì?
A. Đoạn văn cần dài, chứa nhiều thông tin về tác giả.
B. Sử dụng thật nhiều biện pháp tu từ.
C. Đoạn văn cần đan cài nhiều hình ảnh thú vị.
D. Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp hợp lí.
Câu 5: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong câu trúc của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?
Tôi đã thực sự xúc động khi đọc bài thơ “Ngưỡng cửa” của nhà thơ Vũ Quần Phương với lời thơ giản dị nhưng thật sâu sắc, thấm thía.
A. Phần mở đầu.
B. Phần kết thúc.
C. Phần triển khai.
D. Phần mở đầu hoặc kết thúc.
Đọc bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi từ 6 – 9:
Làm anh
Làm anh khó đấy Phải đâu chyện đùa Với em gái bé Phải “người lớn” cơ. Khi em bé khóc Anh phải dỗ dành Nếu em bé ngã Anh nâng dịu dàng | Mẹ cho quà bánh Phan Thị Thanh Nhàn. |
Câu 6: Tình cảm trong bài thơ là tình cảm gì?
A. Tình anh em.
B. Tình bà cháu.
C. Tình mẹ con.
D. Tình bạn.
Câu 7: Người anh trong bài thơ có đặc điểm gì?
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 27: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ