Phiếu trắc nghiệm Tin học 6 kết nối Ôn tập Chủ đề 4: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 4: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4

Câu 1: Để tránh bị lừa đảo qua email, bạn nên thực hiện điều gì?

  1. Mở tất cả các email và đính kèm bạn nhận được.
  2. Nhấp vào các liên kết trong email mà bạn không nhận ra.
  3. Kiểm tra địa chỉ email của người gửi và đánh giá tính xác thực của email.
  4. Chia sẻ thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng qua email.

 

Câu 2: Một phương thức phổ biến để bảo vệ tài khoản trực tuyến là gì?

  1. Sử dụng mật khẩu dễ đoán và dễ nhớ.
  2. Sử dụng mật khẩu mạnh và duy nhất cho từng tài khoản.
  3. Chia sẻ mật khẩu với bạn bè và người thân.
  4. Đăng nhập vào tài khoản trực tuyến từ máy tính công cộng.

 

Câu 3: Để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên mạng, bạn nên sử dụng gì?

  1. Chia sẻ dữ liệu cá nhân trên mạng xã hội.
  2. Sử dụng mạng Wi-Fi công cộng cho các giao dịch nhạy cảm.
  3. Sử dụng kết nối mạng ổn định và mã hóa dữ liệu.
  4. Không sử dụng bất kỳ phần mềm bảo mật nào.

 

Câu 4: Một cách để bảo vệ máy tính khỏi các phần mềm độc hại là gì?

  1. Cập nhật hệ điều hành và phần mềm định kỳ.
  2. Cài đặt phần mềm diệt virus duy nhất.
  3. Tải và cài đặt phần mềm từ các nguồn không đáng tin cậy.
  4. Mở tất cả các tệp đính kèm bạn nhận được.

 

Câu 5: Đâu là một ví dụ về phương thức tấn công phổ biến nhất trong việc lấy cắp thông tin cá nhân trên internet?

  1. Phishing
  2. Firewall
  3. Antivirus
  4. VPN

Câu 6: Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần làm gì?

  1. cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus
  2. tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính
  3. cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội
  4. truy cập vào các liên kết lạ

 

Câu 7: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là:

  1. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm
  2. Các từ khóa liên quan đến trang web
  3. Địa chỉ của trang web
  4. Bản quyền

 

Câu 8: Chọn phương án sai. Khi sử dụng internet, có thể:

  1. tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng
  2. bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh
  3. máy tính bị nhiễm virus hay mã độc
  4. bạn lừa đảo hoặc lợi dụng

Câu 9: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

  1. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn
  2. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
  3. Thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết
  4. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên

 

Câu 10: Việc làm nào được khuyến khích sử dụng các dịch vụ internet.

  1. Mở thư điện tử do người lạ gửi
  2. Tải các phần mềm miễn phí không được kiểm duyệt
  3. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhập thông tin
  4. Vào trang web để tìm bài tập về nhà

Câu 11: Để bảo vệ thông tin cá nhân, em hãy cho biết không nên làm những việc nào:

  1. Thay đổi mật khẩu hằng ngày.
  2. Cài đặt phần mềm diệt virus.
  3. Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay,...).
  4. Từ chối cung cấp thông tin cá nhân chỉ để đọc tin tức, tải tệp, mua hàng qua mạng,...

Câu 12: Hành động nào sau đây là đúng?

  1. luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ
  2. nói với bố mẹ và thầy cô về việc em bị đe dọa qua mạng
  3. chia sẻ cho các bạn những video bạo lực
  4. đăng thông tin không đúng về một người bạn cùng lớp lên mạng xã hội

Câu 13: Phương án nào sau đây không phải là quy tắc an toàn khi sử dụng Internet?

  1. giữ an toàn thông tin cá nhân và gia đình
  2. không được một mình gặp gỡ người mà em chỉ mới quen qua mạng
  3. im lặng, không chia sẻ với gia đình khi bị đe dọa, bắt nạt qua mạng
  4. đừng chấp nhận các lời mời vào các nhóm trên mạng mà em không biết.

Câu 14: Điều nào sau đây được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên internet?

  1. đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội
  2. đăng kí khóa học tiếng Anh trực tuyến
  3. liên tục nạp số tiền lớn vào tài khoản game trên mạng
  4. mở thư điện tử và liên kết đến địa chỉ web không rõ nguồn gốc

Câu 15: Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trên máy tính của mình?

  1. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết
  2. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử
  3. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sắn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất
  4. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ

Câu 16: Em nên sử dụng webcam khi nào?

  1. Không bao giờ sử dụng webcam
  2. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,…
  3. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng
  4. Khi nói chuyện với bất kì ai

Câu 17: Mật khẩu nào sau đây của bạn Nguyễn Văn An là chưa đủ mạnh?

  1. Nguyen_Van_An_2020
  2. nguyenvanan1234
  3. an123456
  4. Nguyen_Van_An

Câu 18: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

  1. Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn
  2. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
  3. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho ai biết.
  4. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên.

Câu 19: Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng, việc nên làm là:

  1. để chế độ tự động đăng nhập
  2. để chế độ ghi nhớ mật khẩu
  3. không cần phải thoát tài khoản sau khi sử dụng
  4. không để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng

Câu 20: Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?

  1. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được
  2. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chỉ để bạn bè đọc được
  3. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết
  4. Bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn

Câu 21: Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

  1. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì
  2. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn
  3. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó
  4. Mở video đó và xem

Câu 22: Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú”, “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,… từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?

  1. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi
  2. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự
  3. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay
  4. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết

Câu 23: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

  1. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì

B.Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng

  1. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì
  2. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn

Câu 24: Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

  1. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay
  2. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn
  3. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì chấp nhận kết bạn, không phải thì thôi
  4. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.

Câu 25: Đâu không phải là quy tắc sử dụng Internet an toàn là:

  1. giữ an toàn
  2. gặp gỡ thường xuyên
  3. kiểm tra độ tin cậy
  4. đừng chấp nhận

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay