Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 cánh diều ôn tập chủ đề 2: Lực và chuyển động (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 2: Lực và chuyển động (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2: LỰC VÀ CHUYỂN ĐỘNG

 

Câu 1: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

  1. 25 N.
  2. 15 N .
  3. 2 N.
  4. 1 N.

Câu 2: Lực và phản lực của nó luôn

  1. khác nhau về bản chất.
  2. xuất hiện và mất đi đồng thời.
  3. cùng hướng với nhau.
  4. cân bằng nhau.

Câu 3: Một người có thể bơi trong nước (khi nước không chảy thành dòng) với vận tốc 1,5 m/s. Người đó bơi trên một con sông, xuôi dòng từ điểm A đến điểm B sau đó bơi ngược lại từ B trở về. Biết tổng thời gian bơi là 2 phút và khoảng cách giữa A và B là 50 m. Vận tốc dòng chảy là

  1. 0,5 m/s
  2. 1 m/s
  3. m/s
  4. 0,75 m/s

Câu 4: Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg, lúc đầu nằm yên trên mặt ngang nhẵn. Tác dụng đồng thời hai lực F1 = 4 N, F2 = 3 N và góc hợp giữa hai lực bằng 900. Tốc độ của vật sau 1,2 s là

  1. 1,5 m/s.
  2. 3,6 m/s.
  3. 1,8 m/s.
  4. 3,0 m/s.

Câu 5: Một thanh cứng AB, dài 7 m, có khối lượng không đáng kể, có trục quay O, hai đầu chịu 2 lực F1 và F2. Cho F1 = 50 N ; F2 = 200 N và OA = 2 m. Đặt vào thanh một lực F3 hướng lên và có độ lớn 300 N để cho thanh nằm ngang. Hỏi khoảng cách OC ?

  1. 1 m.
  2. 2 m.
  3. 3 m.
  4. 4 m.

 

Câu 6: Lực là :

  1. Đại lượng vật lý đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác
  2. Đại lượng vecto đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác làm vật chuyển động
  3. C. Đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng
  4. Đại lượng vật lý vô hướng gây ra vận tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.

Câu 7: Công thức tính áp suất chất lỏng lên đáy bình là bao nhiêu? Biết chiều cao cột chất lỏng chứa trong bình là h.

  1. p =
  2. p =
  3. p = ρ.g.V.
  4. D. p = ρ.g.h.

 

Câu 8: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?

  1. A. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
  2. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
  3. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
  4. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.

 

Câu 9: Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng: rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là ρHg = 13600 kg/m3, của nước là ρnước = 1000 kg/m3, của rượu là ρrượu = 800 kg/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình:

  1. A. pHg> pnước> prượu.
  2. pHg> prượu> pnước.
  3. pHg< pnước< prượu.
  4. pnước> pHg> prượu.

Câu 10: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

  1. A. khối lượng
  2. trọng lượng
  3. vận tốc.
  4. lực.

 

Câu 11: Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ quặt sang phải. Người ngồi trong xe bị xô về phía nào?

  1. Bên phải.
  2. Bên trái.
  3. Chúi đầu về phía trước
  4. Ngả người về phía sau.

Câu 12: Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10 m/s trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 10 m/s2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật..

  1. 500 m
  2. 100 m.
  3. 20 m.
  4. D. 50 m.

 

Câu 13: Ở mặt đất, một vật có trọng lượng 10N, Nếu chuyển vật này ở độ cao cách Trái Đất một khoảng R(R là bán kính Trái Đất) thì trọng lượng của vật bằng:

  1. A. 2,5N
  2. 5N
  3. 1N
  4. 10N

 

Câu 14: Một mẫu xe điện có thời gian tăng tốc trong thử nghiệm là từ 0 km/h đến 97 km/h trong 1,98 s. Hãy tính độ lớn của lực tạo ra gia tốc đó. Biết khối lượng xe là 2 tấn.

  1. 27,26.10N.
  2. 27,26 N.
  3. 97,97.10N.
  4. 97,97 N.

Câu 15: Một thùng cao 2 m đựng một lượng nước cao 1,2 m. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

  1. 20000 Pa.
  2. 1200 Pa.
  3. 120 Pa.
  4. D. 12000 Pa.

Câu 16: Khi một con ngực kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là

  1. A. lực mà đất tác dụng vào ngựa
  2. lực mà xe tác dụng vào ngựa.
  3. lực mà con ngựa tác dụng vào xe
  4. lực mà ngựa tác dụng vào đất

Câu 17: Vật rắn nằm cân như hình vẽ, góc hợp bởi lực căng dây là 150o. Trọng lượng của vật là bao nhiêu biết độ lớn lực căng của hai dây là 200N

  1. A. 103,5 N
  2. 84N
  3. 200N
  4. 141,2 N

Câu 18: Đo những quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng trong những khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau và bằng 2s, người ta thấy quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 20m. Khối lượng của vật là 100g. Lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng

  1. 1N
  2. 0,5N
  3. 0,8N
  4. 1,2N

Câu 19: Một đầu mát tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng 5 tấn, chuyển động với gia tốc 0,3m/s2. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường và hệ số ma sát giữa toa xe và mặt đường là 0,02. Lấy g= 10m/s2. Lực kéo của đầu máy tao ra là :

  1. 4000N
  2. 2640N
  3. 3200N
  4. D. 2500N

 

Câu 20: Một xe lăn có khối lượng 35kg, khi đẩy bằng một lực 70N có phương nằm ngang thì xe chuyển động thẳng đều. Khi chất lên xe một kiện hang, phải tác dụng lực 100N nằm ngang để xe chuyển động thẳng đều. Biết xe chuyển động trên một mặt phẳng nằm ngang và lực ma sát giữa xe và mặt sàn là đáng kể, lấy g=10m/s2. Khối lượng của kiện hàng là

  1. A. 15kg
  2. 12kg
  3. 25kg
  4. 10kg

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên
  2. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
  3. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
  4. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

Câu 22: Tìm kết luận chưa chính xác về định luật I Niutơn

  1. Còn gọi là định luật quán tính
  2. B. chỉ là trường hợp riêng của định luật II Niutơn
  3. Hệ qui chiếu mà trong đó định luật I Niutơn được nghiệm đúng gọi là hệ qui chiếu quán tính
  4. cho phép giải thích về nguyên nhân của trạng thái cân bằng của vật

Câu 23: Một bình hình trụ cao 1m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

  1. 250Pa
  2. 400Pa
  3. C. 10000Pa
  4. 25000Pa

 

Câu 24: Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là:

  1. 12800Pa
  2. 1440Pa
  3. 1280Pa
  4. 1600Pa

Câu 25: Một viên bi A có khối lượng m = 300g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng m = 2m, đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian và chạm 0,2 s, viên bi B chuyền động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của viên bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tính vận tốc chuyển động của viên bi A ngay sau va chạm.

  1. 1m/s
  2. B. 2m/s
  3. 3m/s
  4. 4m/s

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay