Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 cánh diều ôn tập chủ đề 3: Năng lượng (P1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 3: Năng lượng (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 3: NĂNG LƯỢNG
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng theo định nghĩa công của lực?
- Công thành danh toại.
- Ngày công của một công nhân là 200000 đồng.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn ABC.
Câu 2: Một người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 40 N cách mặt đất 1,2 m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được trong thời gian ôm sách là
- 0,4 W.
- 0 W.
- 24 W.
- 48 W.
Câu 3: Một ôtô có khối lượng 1 tấn khởi hành không vận tốc ban đầu với gia tốc 1 m/s2 và coi ma sát không đáng kể. Động năng của ôtô khi đi được 5 m là
- 104J
- 5000 J.
- 1,5.104J
- 103J.
Câu 4: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 50 m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là
- 500 J.
- 5 J.
- 50 J.
- 0,5 J.
Câu 5: Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm 15 lít nước lên bể ở độ cao 10 m. Coi hao tổn không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. Công suất của máy bơm bằng:
- 150 W.
- 3000 W.
- 1500 W.
- 2000 W.
Câu 6: Đơn vị của công là
- J.
- N.
- K.
- m.
Câu 7: Một lực không đổi liên tục kéo 1 vật chuyển động với vận tốc theo hướng của lực . Công suất của lực là:
- F.v .
- F.v2.
- F.t.
- F.v.t.
Câu 8: Công là đại lượng
- vô hướng, có thể âm hoặc dương.
- vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
- vector, có thể âm, dương hoặc bằng không.
- vector, có thể âm hoặc dương.
Câu 9: Nhận xét nào sau đây là đúng về thế năng?
- Độ biến thiên thế năng phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
- Giá trị của thế năng không phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
- Độ biến thiên thế năng không phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
- Giá trị của thế năng và độ biến thiên thế năng đều phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
Câu 10: Thế năng hấp dẫn là đại lượng
- vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
- vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
- vectơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.
- vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
Câu 11: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:
- Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
- Động năng của một vật chỉ phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
- Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
- Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng.
Câu 12: Một người tác dụng một lực có độ lớn không đổi F lên một vật. Trong khoảng thời gian chịu tác dụng của lực F vật đó bị dời chỗ so với vị trí ban đầu một đoạn thẳng có độ dài s. Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?
- Người đó đã thực hiện một công A = Fs lên vật.
- Người đó nhận công A’ = Fs từ vật.
- Công mà người đó thực hiện lên vật có giá trị cực đại là Am= Fs.
- Công của lực F không thể mang dấu âm.
Câu 13: Một học sinh nâng tạ có khối lượng 80 kg lên cao 60 cm trong t = 0,8 s. Trong trường hợp học sinh đã hoạt động với công suất là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
- 400 W.
- 500 W.
- 600 W.
- 700 W.
Câu 14: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 60o. Lực tác dụng lên dây bằng 150 N. Bỏ qua ma sát. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 m là:
- 1275 J.
- 750 J.
- 1500 J.
- 6000 J.
Câu 15: Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao h so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức nào? Chọn mốc tính thế năng ở mặt đất.
- Wt= mgh.
- Wt= mgh.
- Wt= mg.
- Wt= mh.
Câu 16: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 6 m/s, bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Vị trí mà thế năng bằng động năng có độ cao là:
- 0,9 m.
- 1,8 m.
- 3 m.
- 5 m.
Câu 17: Một vật khối lượng 200 g có động năng là 10 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật là:
- 10 m/s.
- 100 m/s.
- 15 m/s.
- 20 m/s.
Câu 18: Tính công của một người đã thực hiện khi nâng một vật có khối lượng 20,0 kg từ mặt đất lên độ cao 1,2 m.
- 235 J.
- 283,6 J.
- 194,8 J.
- 321,6 J.
Câu 19: Một lò sưởi điện có công suất 2,5 kW hoạt động trong khoảng thời gian từ 20h00 đến 24h00. Lò sưởi đã sử dụng bao nhiêu năng lượng điện?
- 18.106 J.
- 24.106 J.
- 36.106 J.
- 72.106 J.
Câu 20: Một hòn bi khối lượng 20 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4 m/s từ độ cao 1,6 m so với mặt đất. Cho g = 9,8 m/s2. Lấy mốc thế năng gắn với mặt đất, các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật là:
- 0,16 J; 0,31 J; 0,47 J.
- 0,32 J; 0,62 J; 0,47 J.
- 0,24 J; 0,18 J; 0,54 J.
- 0,18J ; 0,48 J; 0,80 J.
Câu 21: Một vật được ném từ độ cao 15 m với vận tốc 6 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Lấy mốc thế năng tại mặt đất. Tốc độ của vật khi chạm đất là:
- 10 m/s.
- 18 m/s.
- 20 m/s.
- 4 m/s.
Câu 22: Một ô tô khối lượng m = 3,50 tấn đi hết một con đốc có chiều dài s = 100 m trong khoảng thời gian τ = 10,0 s với tốc độ không đổi. Biết rằng con dốc là một đường thẳng hợp với phương nằm ngang một góc α=30o và gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2. Tính công và công suất của trọng lực trong trường hợp ô tô đi lên dốc.
- 171500 W và 171500 W.
- - 171500 W và – 171500 W.
- - 171500 W và 171500 W.
- 171500 W và – 171500 W
Câu 23: Một ô tô khối lượng m = 3,50 tấn đi hết một con đốc có chiều dài s = 100 m trong khoảng thời gian τ = 10,0 s với tốc độ không đổi. Biết rằng con dốc là một đường thẳng hợp với phương nằm ngang một góc α=30o và gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2. Tính công và công suất của trọng lực trong trường hợp ô tô đi xuống dốc.
- 171500 W và 171500 W.
- - 171500 W và – 171500 W.
- - 171500 W và 171500 W.
- 171500 W và – 171500 W
Câu 24: Một viên đạn có khối lượng m = 5,00 g đang bay với vận tốc vo = 800 m/s thì va chạm với một khúc gỗ có khối lượng M = 10,0 kg đang chuyển động với vận tốc v = 2,50 m/s. Sau va chạm viên đạn cắm chặt vào khúc gỗ, cả hệ đạn và khúc gỗ chuyển động với vận tốc V = 2,20 m/s. Công mà hệ đạn, khúc gỗ sinh ra trong quá trình đạn cắm vào khúc gỗ là
- 1,60 kJ.
- 31,25 J.
- 24,2 J.
- 1607 J.
Câu 25: Một vật khối lượng m = 200 g được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu vo = 15,0 m/s từ một điểm có độ cao h = 20,0 m so với mặt đất nằm ngang (là mốc thế năng). Biết gia tốc rơi tự do tại nơi ném vật là g = 9,80 m/s2. Vật đạt độ cao cực đại so với mặt đất là H = 30,0 m và tiếp đất với vận tốc v = 22,0 m/s.
Tính công mà vật thực hiện lên không khí trong giai đoạn vật đi lên và trong giai đoạn vật rơi xuống.
- A1 = 2,1 J; A2 = 7,92 J.
- A1 = 3,2 J; A2 = 9,56 J.
- A1 = 2,9 J; A2 = 10,4 J.
- A1 = 1,69 J; A2 = 8,63 J.