Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Bắc Giang

Tài liệu giáo GDĐP lớp 10 Bắc Giang. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Bắc Giang. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Bắc Giang lớp 10

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Bắc Giang

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN BẮC GIANG (Tiết 1)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận biết được đặc điểm khái quát của văn học dân gian Bắc Giang: sự phong phú, đa dạng về thể loại.
  • Hiểu được đặc trưng và giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian Bắc Giang tiêu biểu.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, khoa học; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức:
  • Trình bày được đặc điểm của các thể loại văn học dân gian ở Bắc Giang.
  • Đọc hiểu được nội dung, hình thức qua một số bài ca dao.
  • Năng lực nhận thức tư duy : Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa và phân tích, đánh giá về hình thức, hiệu quả nghệ thuật của các tác phẩm thuộc thể loại văn học dân gian ở Bắc Giang.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tự học, nhiệt tình: Có ý thức tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian Bắc Giang.
  • Yêu quý, trân trọng: Tự hào và giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của văn học dân gian Bắc Giang.
  • Tự giác, sáng tạo: Biết sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp, đánh giá các tác phẩm thuộc cùng một thể loại.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Bắc Giang)
  • Giáo án, bảng phụ, bút dạ, phiếu bài tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Bắc Giang).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập học tập, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung:

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS tham gia trò chơi để chia sẻ những hiểu biết về các thể loại văn học đã học.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm: HS suy nghĩ, chia sẻ hiểu biết của bản thân.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn ?

- GV chia lớp thành 8 nhóm và phổ biến Cách chơi : Trong thời gian 1 phút, các nhóm ghi nhanh ra bảng phụ tên các thể loại văn học dân gian đã học. Nhóm nào kể được nhanh và đúng nhất sẽ giành phần thắng.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Trong bài thơ Truyện cổ nước mình, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đõ xa

Chỉ còn truyện cồ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Truyện cổ Bắc Giang nói riêng và văn học dân gian Bắc Giang nói chung đã giúp ta “nhận mặt ông cha của mình” như thế nào? Bằng những hiểu biết cùa mình về văn học dân gian Bắc Giang, em hãy chia sẻ suy nghĩ cùa bản thân với bạn bè và thẩy cô.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hòa cùng dòng chảy của văn học dân tộc, văn học dân gian tỉnh Bắc Giang cũng đã phát triển và đạt nhiều thành thành tựu, thể hiện sự đa dạng và phong phú của đời sống tinh thần đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Giang. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 6: Khái quát văn học dân gian Bắc Giang.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu ở Bắc Giang

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm, nội dung và hình thức của thể loại tục ngữ, câu đố nói chung và các câu tục ngữ, câu đố Bắc Giang nói riêng.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục “Em cần biết”, kết hợp thảo luận nhóm và tìm hiểu những đặc điểm chính của các câu tục ngữ, câu đố Bắc Giang.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, rút ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, của nhóm bằng cách nói, viết ra bảng phụ, điền phiếu bài tập,…
  2. Tổ chức thực hiện:

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về thể loại thần thoại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc mục a (tr.53), dựa vào kiến thức đã học và cho biết:

+ Thần thoại là gì?

+ Kể tên các văn bản thuộc thể loại thần thoại của tỉnh Bắc Giang?

+ Đặc điểm của thần thoại Bắc Giang là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 1 – 2 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá kết quả và bổ sung: Tuy thể hiện nhũng nhận thức rất đơn giản, rất hồn nhiên của con người từ thuở sơ khai nhưng kho tàng thần thoại trong vùng vẫn nuôi dưỡng đời sống tinh thần của nhân dân nơi đây.

I. Một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu ở Bắc Giang

1. Thần thoại

- Khái niệm: là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.

- Là thể loại truyện kể xuất hiện sớm nhất trong kho tàng truyện dân gian Bắc Giang.

- Tiêu biểu: Truyện quả bầu (Tày, Dao, Nùng, Cao Lan, Sán Chí), Truyện Bàn Hồ, Vì sao chỉ có mặt trời chiêu sáng ban ngày, Truyện cây bông (dân tộc Dao); Hạt lúa khổng lồ (dân tộc Tày); Giống lúa then, Sự tích bọ hung (dân tộc Tày); Ngưu Lang - Chức Nữ, Sự tích ngày hàn thực (Hoa); Tục kiêng kị dòng họ Cao Lan, Sự tích cây lúa (dân tộc Cao Lan), Lằm pắc và Lằm Lò (Sán Dìu).

- Đặc điểm:

+ Truyện kể ngắn gọn.

+ Cốt truyện đơn giản, ít chặt chẽ.

+ Nội dung: phản ánh một cách kì diệu nhận thức của người dân trong vùng từ thuở hồng hoang về sự hình thành vũ trụ và thế giới tự nhiên, về nguồn gốc muôn loài, nguồn gốc loài người và tộc người.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về thể loại truyện truyền thuyết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục b (tr.53), kết hợp với kiến thức đã học và trả lời câu hỏi:

+ Truyền thuyết là gì? Truyền thuyết Bắc Giang có đặc điểm gì?

+ Kể tên những truyện truyền thuyết tiêu biểu?

+ Quan những truyền thuyết của mình, nhân dân Bắc Giang đã thể hiện thái độ như thế nào đối với những nhân vật lịch sử, văn hoá?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện HS trả lời.

- GV yêu cầu cả lớp khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

2. Truyền thuyết

- Khái niệm: là thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hoá các sự kiện và nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử và thái độ, tình cảm của nhân dân.

- Nội dung: phản ánh lịch sử dân tộc trên quê hương Bắc Giang từ thời Hùng Vuơng đến thời kì Pháp thuộc.

® Những câu chuyện về sự kiện, nhân vật lịch sử đã in đậm dấu ấn trên các di tích lịch sử, lễ hội dân gian... và có mối quan hệ chặt chẽ với ca dao, phương ngôn.

- Nhân vật hay sự kiện lịch sử được nhắc tới trong truyền thuyết càng xa xưa thì tính chất huyền thoại càng đậm đà.

- Tiêu biểu: câu chuyện về Cao Sơn - Quý Minh, chuyện về đức thánh Hùng Linh Công, chuyện về Thạch Linh thần tướng, chuyện về Đức Thánh Tam Giang, chuyện về Thánh Mẫu Thượng Ngàn, truyền thuyết về núi Nham Biền, các truyện kể mẹ con Ngọ Tiên Nương, về Huệ Hoàng công chúa, Dung Hoa công chúa, Quế Hoa công chúa...

- Ý nghĩa:

+ Được sáng tạo, lưu truyền, gắn bó với đời sống và trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.

+ Thể hiện thái độ trân trọng và niềm ngưỡng vọng sâu sắc của nhân dân địa phương đối với người con ưu tú của quê hương cũng như những nhân vật lịch sử, văn hoá có công khai cơ lập ấp, mở mang địa bàn, đánh đuổi thù trong, giặc ngoài đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

+ Gắn với mỗi đình làng, chùa làng, lễ hội địa phương... là câu chuyện về các nhân vật, sự kiện lịch sử được nhân dân thần thánh hoá và lưu truyền bao đời nay như sự thể hiện ước vọng lớn lao của nhân dân với lịch sử.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về thể loại truyện cổ tích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc mục a (tr.53), dựa vào kiến thức đã học và cho biết:

+ Truyện cổ tích là gì? Truyện cổ tích Bắc Giang có đặc điểm gì?

+ Kể tên những truyện cổ tích tiêu biểu?

+ Rút ra những đặc điểm của truyện cổ tích Bắc Giang?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thầm văn bản, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS xung phong trả lời, cả lớp lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Truyện cổ tích

- Khái niệm: là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

- Tiêu biểu: khá phong phú, chủ yếu là những truyện cổ tích của đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng, như: Chàng rắn chàng rồng (dân tộc Cao Lan), Anh chàng mồ côi, Nàng Manh Chan, Tai San - Xảo Ánh (dân tộc Dao), Em bé thông minh, Chàng nhà nghèo lém lỉnh thông minh lây vợ (dân tộc Nùng), Tấm Cám, Sự tích chim Cô ơi (dân tộc Tày)...

 - Phân loại: gồm 3 tiểu loại:

+ Cổ tích thần kì

+ Cổ tích sinh hoạt

+ Cổ tích loài vật.

® Truyện cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt là hai tiểu loại được lưu truyền chủ yếu trong vùng, cổ tích loài vật còn được lưu giữ với số lượng khiêm tốn và xuất hiện tương đối mờ nhạt.

- Mô-tip truyện: Hệ thống truyện cổ tích ở đây được các tác giả dân gian trong vùng sáng tạo bằng những mô típ quen thuộc của truyện cổ tích Việt Nam: mô típ người đội lốt vật, mô típ sự hoá thân kì diệu, mô típ kết thúc có hậu...

- Nội dung: phản ánh các vấn đề xã hội qua mối xung đột, mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền như: mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng, mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, mâu thuẫn anh cả - em út, mâu thuẫn giàu - nghèo, mâu thuẫn thiện - ác,...

®  Thể hiện ước mơ của con người về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và công bằng xã hội.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về các thể loại của văn học dân gian Bắc Giang.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc một văn bản truyện truyền thuyết Bắc Giang.

- GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ, trả lời.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ và trả lời:

Đọc văn bản sau và cho biết: Theo em văn bản văn học dân gian của tỉnh Bắc Giang dưới đây thuộc thể loại văn học dân gian nào? Vì sao?

Ngày x­ưa, bầu trời rất thấp không cao vời vợi như­ ngày nay. Ng­ười ở d­ưới trần gian khi giã gạo cũng chạm cả vào bụng trời. Sáng tinh mơ mọi ngư­ời đã thi nhau giã gạo có khi đâm cả vào bụng trời ngay cả lúc trời còn đang ngủ. Vào những ngày Tết đến khuya ngư­ời ta vẫn còn giã gạo, trời buồn ngủ lắm mà bụng vẫn cứ bị những nhát chày thúc vào đau điếng.

Trời tức lắm không biết làm thế nào bèn ra lệnh cho trần gian bớt giã gạo may ra mới có thể yên thân đư­ợc. Trời liền sai bọ hung đến để truyền tin này xuống trần gian:

- Ng­ươi hãy xuống truyền lệnh cho ngư­ời trần gian rằng từ nay trở đi ba ngày mới đ­ược ăn một bữa, mỗi bữa chỉ được ăn ba lưng.

Bọ hung vốn đãng trí, cứ nói trước quên sau, bao lần đi truyền lệnh sai thư­ờng bị nhà trời quở phạt như­ng tính tình ngoan ngoãn. Lần này bọ hung tự nhủ không truyền lệnh sai nữa nên vừa ra khỏi cửa là luôn mồm lẩm bẩm: “Ba ngày ăn một bữa, mỗi bữa chỉ đ­ược ăn ba l­ưng...”

Bọ hung cứ thế đi từ trời xuống trần gian. Một nông dân đi cấy, thấy bọ hung lẩm bẩm liền lắng nghe. Rồi anh ta nấp vào bụi cây, khi bọ hung đi qua liền hét lên một tiếng. Bọ hung giật mình vì bất ngờ nên quên khuấy câu mình nhớ. Bọ hung tức giận định cãi nhau với anh nông dân như­ng trư­ớc hết anh ta phải nhớ lại câu mà trời dặn, nghĩ mãi không ra, ng­ười nông dân liền nhắc:

- Có gì đâu, mày đang nói: “Một ngày ăn ba bữa, còn ăn vặt thì không kể.”

Bọ hung mừng rối rít quên cả việc đôi co với anh chàng nông dân và tiếp tục đi: “Một ngày ăn ba bữa còn ăn vặt thì không kể…”

Nghe nói có bọ hung mang lệnh nhà trời xuống, vua tôi trần gian ra để nhận chiếu: “Một ngày ăn ba bữa...”

Vua trần gian nghe hoảng quá, ăn nhiều như­ vậy thì làm bao nhiêu cho đủ. Tr­ước ăn mỗi ngày có hai bữa phải giã gạo làm trời mất ngủ, kỳ này chắc nhà trời càng quở mắng.

Bọ hung truyền lệnh xong liền trở lại về trời. Nhà trời thấy từ ngày ra lệnh cho ng­ười trần gian ăn ít đi, mà sao lại giã gạo nhiều hơn trư­ớc, lấy làm lạ bèn triệu vua trần gian lên hỏi nguyên do

Vua trần gian kể lại khi nhận lệnh các quận thần đều đến đông đủ để nghe chiếu chỉ của nhà trời do bọ hung truyền xuống là phải ăn nhiều hơn tr­ước. Bấy giờ nhà trời mới vỡ lẽ việc bọ hung truyền sai lệnh.

Nhà trời tức quá liền cho gọi bọ hung đến đánh cho một trận. Sau đó, cắm cái xẻng vào đầu để đi làm nghề xúc phân. Từ đó bọ hung phải đi hốt phân không kể ngày đêm. Lệnh đã truyền đi, không thu lại đ­ược nữa, dân chúng hạ giới ngày đêm giã gạo không ngơi tay Nhà trời mất ăn mất ngủ liên miên đành phải chuyển lên thật cao để con ngư­ời không còn đụng chạm tới nữa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV để trả lời.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung/

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã có câu trả lời tốt.

- GV chốt kiến thức: Văn bản trên có tên là Sự tích con bọ hung, thuộc thể loại truyện thần thoại. Đặc điểm của truyện có cốt truyện đơn giản, giải thích về nguồn gốc của loài bọ hung và về nguồn gốc của vũ trụ, sự phân định giữa mặt đất và bầu trời.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: HS tìm đọc, ghi lại và suy ngẫm những truyện cổ tích, truyền thuyết và thần thoại của Bắc Giang.
  4. Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Tìm đọc, ghi lại và nêu suy nghĩ, cảm nhận về một số câu truyện cổ tích, truyền thuyết và thần thoại của Bắc Giang.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu, hướng dẫn của GV và thực hiện tại nhà.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ vào giờ học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày đoạn văn trước lớp.

- GV kết thúc tiết học.

 

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại kiên thức đã học.

- Sưu tầm và chép lại một số truyện cổ tích, truyền thuyết và thần thoại của Bắc Giang.

- Chuẩn bị trước nội dung bài mới.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Bắc Giang
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Bắc Giang

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay