Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lạng Sơn

Tài liệu giáo GDĐP lớp 10 Lạng Sơn. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Lạng Sơn. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Lạng Sơn lớp 10

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lạng Sơn
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lạng Sơn
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lạng Sơn
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lạng Sơn
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lạng Sơn
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lạng Sơn

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: ẨM THỰC VÀ SẢN VẬT XỨ LẠNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Nêu được tên, giá trị của ẩm thực và sản vật Lạng Sơn.
  • Quảng bá ẩm thực và sản vật Lạng Sơn, kể tên được một số sản vật, ẩm thực nổi tiếng của Lạng Sơn
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ kết hợp với tranh ảnh, bài hát, để trình bày thông tin, thảo luận; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức:
  • Nhận biết tên và trình bày được giá trị của ẩm thực và sản vật Lạng Sơn.
  • Biết cách giới thiệu, quảng bá một số loại ẩm thực và sản vật nổi tiếng.
  • Năng lực nhận thức tư duy : Nhận xét, đánh giá về giá trị của ẩm thực và sản vật Xứ Lạng.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quý, trân trọng: Tự hào về quê hương Xứ Lạng, về ẩm thực và sản vật: không chỉ ngon, đặc sắc mà còn mang nhiều giá trị, ý nghĩa.
  • Chăm chỉ, tự học: Có ý thức tìm hiểu những đặc điểm và giá trị của ẩm thực, sản vật Lạng Sơn.
  • Tự giác: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học.
  • Trách nhiệm: Tích cực tham gia giữ gìn, quảng bá ẩm thực và sản vật Lạng Sơn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Lạng Sơn)
  • Tranh, ảnh,… về các dân tộc, món ăn, sản vật nổi tiếng,… ở Lạng Sơn.
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS trên lớp và ở nhà.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Lạng Sơn).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú cho HS và kết nối với bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm: HS lắng nghe GV phổ biến, chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơnvà nêu yêu cầu: Các em hãy quan sát hình ảnh và cho biết hình ảnh trên gợi em đến dân tộc nào ở Lạng Sơn?

  

Dân tộc Nùng

Dân tộc Tày

  

Dân tộc Dao

Dân tộc Mông

  

Dân tộc Hoa

Dân tộc Sán Chay

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lạng Sơn là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ, hệ thống sông hồ tương đối đa dạng. Lạng Sơn có 7 dân tộc chính là Nùng, Tày, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay và Kinh cư trú xen kẽ, hòa thuận, tính cố kết cộng đồng cao. đời sống kinh tế chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, một bộ phận nhỏ buôn bán, nghề thủ công và làm các nghành nghề khác. Đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán rất đa dạng tạo nên bức tranh về văn hóa Xứ Lạng độc đáo biểu hiện qua tiếng nói, chữ viết, trang phục, ẩm thực, kiến trúc nhà ở, văn học, nghệ thuật, tập quán sinh hoạt cộng đồng...... Trong những di sản văn hoá trên thì ẩm thực là một trong những đặc trưng, độc đáo của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ẩm thực và sản vật của Lạng Sơn qua - Chủ đề 2: Ẩm thực và sản vật Xứ Lạng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về món vịt quay

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Nhận biết được món Vịt quay Lạng Sơn.

- Trình bày được nguyên liệu, cách chế biến món vịt quay.

- Trình bày được giá trị dinh dưỡng của thịt vịt.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, sử dụng tài liệu, đọc và tìm hiểu về món vịt quay Lạng Sơn.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

+ Kể tên những nguyên liệu chính dùng để chế biến món vịt quay.

+ Trình bày cách chế biến món vịt quay. 3. Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt.

- GV phát A0/A4 cho các nhóm, gợi ý trả lời câu hỏi dưới dạng làm poster, bài thuyết minh về món Vịt quay Lạng Sơn,...

Vịt quay Lạng Sơn

 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, thực hiện yêu cầu.

 - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV tóm tắt thông tin, tổng kết kiến thức.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Món Vịt quay

- Vịt quay là một trong những món ăn truyền thống, không thể thiếu trong các bữa cơm sang trọng, các dịp lễ tết, tiếp khách của nhân dân Lạng Son.

- Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt: Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g protein, ngoài ra có canxi, phốt pho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic....

- Nguyên liệu món Vịt quay:

+ Vịt nguyên con: mổ, làm sạch, treo lên ráo nước. Chọn vịt bầu, mỡ ít, thịt dày để được món vịt quay ngon.

+ Lá mắc mật tươi, quả mắc mật tươi/khô.

+ Tương tàu choong (đạm tương).

+ Hành khô, gừng, tỏi, tiêu, muối, bột ngọt, giấm, mật ong,…

- Cách chế biến:

+ Vịt sau khi sơ chế sẽ dùng ống bơm thổi cho da vịt phồng lên, dùng mật ong hoà với giấm và xoa đều lên thân con vịt.

+ Bên trong ướp tẩm gia vị: lá, quả mác mật, gừng băm nhỏ, xì dầu, tương tàu choong và một số gia vị khác, rồi khâu kín lại.

+ Thả vịt vào chảo ngập dầu mỡ hoặc cho vào lò để quay đến khi chín 8 vàng đều thì vớt ra, chặt, xếp lên đĩa.

+ Nước và hỗn hợp gia vị bên trong được dùng làm nước chấm.

- Món vịt quay đạt yêu cầu phải vàng đều, da giòn, thịt chín, ngọt đậm, có vị thơm đặc trưng của lá mắc mật.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lạng Sơn
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lạng Sơn

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay