Kênh giáo viên » Giáo dục địa phương 10 » Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lai Châu

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lai Châu

Tài liệu giáo GDĐP lớp 10 Lai Châu. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Lai Châu. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Lai Châu lớp 10

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lai Châu
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lai Châu
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lai Châu
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lai Châu
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lai Châu
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lai Châu

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ: TRUYỆN THƠ CỦA CÁC DÂN TỘC Ở LAI CHÂU

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Hiểu được các đặc trưng truyện thơ và các hình thức lưu truyền, diễn xướng truyện thơ.
  • Phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình,…
  • Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, khoa học; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức:
  • Trình bày được đặc trưng truyện thơ, các hình thức lưu truyền, diễn xướng truyện thơ và đặc điểm của thần thoại qua các văn bản.
  • Biết cách làm sản phẩm để giới thiệu các hình thức diễn xướng truyện thơ ở Lai Châu.
  • Năng lực nhận thức tư duy :
  • Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa của các câu truyện thơ dân gian.
  • Phân tích, đánh giá tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hoá được gửi gắm qua tác phẩm.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tự học, nhiệt tình: Có ý thức tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của truyện thơ và các hình thức lưu truyền, diễn xướng truyện thơ.
  • Yêu quý, tự hào, trách nhiệm: Trân trọng di sản nghệ thuật dân gian và có ý thức, trách nhiệm bảo tồn truyện thơ dân gian trong đời sống cộng đồng các dân tộc ở Lai Châu.
  • Tự giác: Có ý thức sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Lai Châu)
  • Phiếu bài tập, bảng phân công nhiệm vụ cho HS trên lớp và ở nhà.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Lai Châu).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập học tập, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung:

- GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ, chia sẻ hiểu biết của bản thân.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ :

+ Kể tên một số truyện thơ ở Lai Châu mà em biết. Em đã nghe những truyện thơ đó ở đâu? Em được nghe dưới hình thức nào?

+ Kẻ bảng dưới đây vào vở và viết vào các cột theo hướng dẫn:

  • Cột K (KNOW): Những điều em đã biết về truyện thơ của các dân tộc ở Lai Châu.
  • Cột W (WANT): Những điều em muốn biết về truyện thơ của các dân tộc ở Lai Châu.
  • Cột L (LEARNED): Những điều em đã học được về truyện thơ các dân tộc ở Lai Châu.

K

W

L

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp và yêu cầu các bạn khác lắng nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lai Châu là vùng đất có truyền thống văn hoá đặc sắc, đa dạng. Cũng như kho tàng văn học dân gian ở các tỉnh thuộc vùng đất Tây Bắc, văn học dân gian tỉnh Lai Châu hội tụ đầy đủ các thể loại cơ bản của nền văn học dân gian cả nước như thần thoại, thần thoại, cổ tích, ca dao, hò, vè... Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thể loại truyện thơChủ đề: Truyện thơ của các dân tộc ở Lai Châu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu chung về một số truyện thơ của các dân tộc ở Lai Châu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được nội dung, đặc điểm của văn học dân gian Lai Châu.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS sử dụng tài liệu, đọc và tìm hiểu chung về đặc điểm văn học dân gian tỉnh Lai Châu.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, của nhóm bằng cách nói, viết ra bảng phụ, điền phiếu bài tập,…
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS  đọc mục 3 (sgk tr.16), thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Trình bày đặc trưng của truyện thơ và nêu các hình thức lưu truyền, diễn xướng truyện thơ ở Lai Châu.

+ Truyện thơ ở Lai Châu được chia thành mấy loại?

+ Nêu hiện trạng truyện thơ trong đời sống cộng đồng các dân tộc ở Lai Châu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các bạn khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá và kết luận chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Giới thiệu một số truyện thơ của các dân tộc ở Lai Châu

1. Đặc trưng của truyện thơ

- Nguồn gốc: trên cơ sở sự phát triển của hai thể loại: truyện cổ dân gian và dân ca.

- Hoàn cảnh ra đời: xuất phát từ nhu cầu cần phản ánh con người toàn vẹn hơn.

- Hình thức: một câu chuyện, đề cập đến thân phận người dân thường nghèo khổ dưới chế độ xưa, những diễn biến tâm lí, cảm xúc của con người.

® Đặc trưng của truyện thơ: sự kết hợp hài hoà giữa trữ tình và tự sự, giữa hát và kể.

® Hình thức thơ ở trong truyện và truyện ở trong thơ.

- Truyện thơ được chuyển thế từ truyện kể cốt truyện, tên nhân vật chính hầu như được giữ nguyên nhưng không gian, thời gian và những nhân vật phụ đã được thay đổi, bổ sung và sáng tạo, nâng tầm tư tưởng.

2. Các hình thức diễn xướng

- Hình thức đa dạng: ngâm (khắp xan), kể (khán), hát (khắp)....

- Môi trường diễn xướng: bất cứ lúc nào rảnh rỗi như trước khi ngủ, hát ru con vào giấc ngủ; khi đi làm rẫy, dịp đám cưới hay lễ hội,…

®  Là phương thức truyền dạy và học truyện thơ trong cộng đồng các dân tộc Lai Châu.

3. Phân loại

Dựa vào nguồn tư liệu, có thể chia làm 3 loại:

- Truyện phóng tác từ tích truyện của người Việt: Lang Chang Nguyên phóng tác từ tích truyện thơ Tổng Trân – Cúc Hoa,…

- Truyện phóng tác từ tích truyện của Trung Quốc: Bàn cổ khai thiên lập địa ca, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Tạo An Đức - nàng Chiêu Công, Tạo Xam Lương - nàng Anh Đài,…

- Truyện phóng tác từ tích truyện cổ tích: Sự tích cây tinh tảu, Năm anh em Cha Lang, Chíp Chèng - Vuông Măng, Nàng Hiến Hom, Nàng Ý Tú, Ý Nội nàng Xơ,…

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lai Châu
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Lai Châu

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay