Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Quảng Trị
Tài liệu giáo GDĐP lớp 10 Quảng Trị. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Yên Bái. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Quảng Trị lớp 10
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở QUẢNG TRỊ- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế của Quảng Trị đối với sự phát triển của các ngành kinh tế.
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế của Quảng Trị.
- Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu của ngành kinh tế ở Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay.
- Năng lực
Năng lực chung:
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: sử dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu các thông tin về địa lí các ngành kinh tế ở Quảng Trị.
Năng lực địa lí:
- Sử dụng các công cụ địa lí: bản đồ.
- Khai thác Internet phục vụ môn học.
- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
- Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái.
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh ảnh, video, tài liệu về tỉnh Quảng Trị.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Đối với học sinh
- SGK, SBT.
- Dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS về các ngành kinh tế ở Quảng Trị.
- Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề: Trong những năm qua, Quảng Trị có nhiều chuyển biến sâu sắc về kinh tế - xã hội. Từ một địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, điều kiện tự nhiên khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng thấp kém, lạc hậu, đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc. Kinh tế tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng.
- GV đặt câu hỏi: Theo em,
+ Quảng Trị có những thế mạnh và hạn chế gì đối với phát triển và phân bố các ngành kinh tế?
+ Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch như thế nào trong những năm gần đây?
+ Ở địa phương các em sinh sống đang phát triển những ngành kinh tế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Để hiểu rõ hơn và giải đáp được những câu hỏi trên, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Địa lí các ngành kinh tế ở Quảng Trị.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và phân bố ngành nông nghiệp
- Mục tiêu: HS phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và phân bố ngành nông nghiệp.
- Nội dung: HS đọc thông tin mục I.1 – SGK tr.5, 6 và tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và phân bố ngành nông nghiệp ở Quảng Trị.
- Sản phẩm học tập: Nội dung trình bày của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1: Đọc thông tin mục I.1a – SGK tr.5, 6 và cho biết đặc điểm tự nhiện của Quảng Trị đem lại những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển nông nghiệp. + Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm địa hình. + Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu. + Nhóm 3: Tìm hiểu về đặc điểm sông ngòi. + Nhóm 4: Tìm hiểu về đặc điểm đất đai.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1b, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những đặc điểm về dân số và lao động ở Quảng Trị. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đối với phát triển nông nghiệp nơi đây. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.5, 6 –và thực hiện nhiệm vụ. - HS thảo luận theo nhóm và theo cặp. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời nhiệm vụ. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. | I. Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp 1. Điều kiện phát triển và phân bố ngành nông nghiệp: a. Điều kiện tự nhiên: Bảng đính kèm cuối mục. b. Điều kiện dân cư – xã hội: * Dân số: - Số dân: 638 627 người. - Dân số nam: 317 201 người, 49,7%. - Dân số nữ: 321 426 người, 50,3%. - Dân số thành thị: 207 305 người, chiếm 32,46%. - Dân số nông thôn: 431 322 người, chiếm 67,54%. * Lao động: - Lực lượng lao động: 367 257 người. - Lực lượng trong độ tuổi lao động: 311 263 người, chiếm 48,73%. + Tỉ lệ lao động qua đào tạo: 65,88%. → Thuận lợi: - Đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo. - Có nhiều kinh nghiệm trồng trọt và chăn nuôi. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn, trong nước và xuất khẩu. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 | ||
Điều kiện tự nhiên | Đặc điểm | Ảnh hưởng |
Địa hình | - Có sự phân hóa đa dạng: 57,79% là núi trung bình và núi thấp, 24,93% gò đồi và 17,28% là đồng bằng ven biển. - Địa hình có dạng bậc, từ đông sang tây và nâng cao dần. - Các khối núi thấp và trung bình tập trung chủ yếu ở phía tây bắc. | - Thuận lợi: + Vùng núi thấp và gò đồi: phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm, cây công nghiệp (cao su, hồ tiêu,…) và chăn nuôi đại gia súc. + Vùng đồng bằng: sản xuất lúa. - Khó khăn: xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông đi lại. |
Khí hậu | - Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. - Có sự phân hóa đông – tây rõ nét với sườn Đông Trường Sơn có khí hậu khắc nghiệt hơn. - Nhiệt độ trung bình năm: 20oC – 25oC. - Tổng lượng mưa trung bình năm: 2000 – 2800 mm. | - Thuận lợi: + phát triển thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. + phát triển các loại cây trồng vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt và cận ôn đới, có giá trị kinh tế cao. - Khó khăn: hạn hán, lũ lụt. |
Sông ngòi | - Mạng lưới sông ngòi đa dạng, đặc biệt ở vùng núi. - Các hệ thống sông gồm: Bến Hải, Thạch Hãn, Ô Lâu,… - Dòng chảy phần bố không đều theo không gian và thời gian. - Có 301 công trình thủy lợi: 200 công trình hồ chứa, đập lớn, vừa và nhỏ. | - Thuận lợi: + Cung cấp nguồn nước dồi dào cho nông nghiệp. + Tiềm năng thủy điện. - Khó khăn: triều cường lớn. |
Đất đai | Đa dạng, gồm 3 nhóm đất chính: - Nhóm đất cát: + Diện tích: 32 542 ha, chiếm 6,86%. + Phân bố: Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh. - Nhóm đất phù sa: + Diện tích: 40 821 ha, chiếm 8,6%. + Phân bố: tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. - Nhóm đất đỏ vàng: + Diện tích: 353 197 ha, chiếm 74,42%. + Phân bố: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. | - Thuận lợi: + Đất phù sa màu mỡ, tiềm năng dinh dưỡng khá cao đã và đang đưa vào sản xuất hoa màu có giá trị. + Đất đỏ vàng thích hợp cho phát triển mọi loại cây công nghiệp lâu năm. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp
- Mục tiêu: HS phân tích được tình hình phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp ở Quảng Trị.
- Nội dung: HS dựa vào hình 1.1 và thông tin mục I.2 – SGK tr.7-9 để tìm hiểu về tình hình phát triển và phân bố của các ngành nông nghiệp ở Quảng Trị
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát hình 1.1 và nhận xét về giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2020. - GV chia lớp thành 5 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về ngành trồng trọt sản xuất lương thực, thực phẩm. Quan sát bảng số liệu và nhận xét tình hình phát triển một số cây lương thực ở Quảng Trị từ năm 2015 đến năm 2020. + Nhóm 2: Tìm hiểu về ngành trồng trọt sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả. Tại sao nói Quảng Trị có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả? + Nhóm 3: Tìm hiểu về ngành chăn nuôi. Chăn nuôi gia súc lớn và gia cầm phân bố chủ yếu ở những địa phương nào trong tỉnh? Tại sao? + Nhóm 4: Tìm hiểu về ngành lâm nghiệp. Lấy ví dụ minh họa về ý nghĩa kinh tế và sinh thái của rừng ở Quảng Trị. + Nhóm 5: Tìm hiểu về ngành thủy sản. Nêu những điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi trồng thủy sản. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình 1.1 – SGK tr.7. - HS đọc thông tin SGK tr.7-9, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, góp ý, tổng kết nội dung. - GV chuyển sang HĐ mới. | 2. Tình hình phát triển và phân bố: - Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng qua các năm: + Giai đoạn 2016 – 2017: có sự tăng trưởng nhẹ: tăng 116,407 tỉ đồng. + Giai đoạn 2018 – 2020: có sự tăng trưởng nhanh: 1 228,205 tỉ đồng. a. Ngành trồng trọt: * Sản xuất lương thực, thực phẩm: - Diện tích và sản lượng lúa có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2015 – 2020. - Diện tích trồng ngô giảm mạnh nhưng sản lượng ngô lại tăng trong giai đoạn 2015 – 2020. - Phân bố + Rau đậu tập trung nhiều ở các vùng ven trung tâm các huyện, thị xã, thành phố (diện tích: 10 nghìn ha, sản lượng: 58 nghìn tấn). + Ở đồng bằng ven các sông: trồng lúa nước, làm vườn. + Vùng gò đồi, trung du: trồng cây hoa màu, làm lúa khô, nương rẫy, làm vườn. + Vùng ven biển: trồng rau màu xen kẽ lúa và cây chắn cát. - Một số nơi hình thành vùng chuyên canh lúa, khoai, sắn,… * Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả: - Cây công nghiệp: + Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới. + Tổng diện tích: 25 nghìn ha. + Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu chủ yếu ở Hướng Hóa, Gio Linh, Vĩnh Linh,… + Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương,… trồng nhiều ở Cam Lộ, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Hải Lăng,… - Cây ăn quả: + Phát triển khá mạnh. + Các huyện có diện tích trồng cây ăn quả lớn: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Cam Lộ. + Những cây ăn quả được trồng: chuối, cam, xoài, dứa, bơ,… - Nói Quảng Trị có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả vì địa hình chủ yếu ở đây là đồi núi thấp và gò đồi cùng với nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn nửa diện tích lãnh thổ thuận lợi để trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. b. Ngành chăn nuôi: - Có bước chuyển biến mạnh mẽ từ hình thức nhỏ lẻ, phân tán sang hình thức trang trại, gia trai theo hướng công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. - Chương trình cải tạo đàn bò, khôi phục và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh. - Số lượng: Tổng đàn trâu: 28 368 con; tổng đàn bò: 72 484 con; tổng đàn lợn: 379 679 con; dê: 20 000 con; gia cầm: 3,2 triệu con. - Tổng toàn tỉnh có 399 trang trại chăn nuôi. - Chăn nuôi gia súc lớn và gia cầm phân bố chủ yếu ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đakrông vì các huyện này có địa hình chủ yếu là gò đồi và miền núi thuận lợi để chăn nuôi gia súc. c. Ngành lâm nghiệp: - Diện tích rừng: 248 224 ha. - Rừng tự nhiên, rừng giàu: + Còn rất ít, chiếm 7%, + Các loại gỗ quý: lim xanh, gụ, trường, trám,… + Phân bố: vùng cao thuộc địa bàn huyện Vĩnh Linh. + Trữ lượng: 160 – 170 m3/ha. - Rừng trung bình: + Chiếm diện tích khá lớn. + Các cây gỗ quý: đào, sến, trường, gụ, trám, lim,… + Phân bố: Vĩnh Linh, Hướng Hóa, một phần Đakrông. + Trữ lượng: 120 – 130 m3/ha. - Rừng nghèo: + Phân bố: Hướng Hóa. + Chủ yếu là cây leo, cây bụi. + Trữ lượng: 50 – 60 m3/ha. - Rừng non phục hồi: + Phân bố: Đông Hà, Hướng Hóa. + Trữ lượng: 45 m3/ha. + Các loại: huỷnh, sồi, giẻ, trường,… - Ví dụ minh họa về ý nghĩa kinh tế và sinh thái của rừng ở Quảng Trị: + Ý nghĩa kinh tế: Rừng cung cấp các loại gỗ quý và lâm sản quý để xuất khẩu và làm đồ dùng sinh hoạt. Trong rừng có nhiều cây thuốc quý: cây bù dẻ tía,… Phát triển du lịch sinh thái, tham quan. + Ý nghĩa sinh thái: Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm: khỉ mặt đỏ, voọc,… Điều hòa khí hậu giúp cân bằng sinh thái, rừng được ví như "lá phổi xanh" của Trái Đất. Hạn chế các thiên tai như lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất. d. Ngành thủy sản: - Trữ lượng: 60 000 tấn. - Khả năng khai thác: 17 000 tấn. - Một số vùng bị nhiễm mặn, đất cát có khả năng chuyển đổi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản các loại. - Phân bố: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng,… - Nguồn lợi hải sản phong phú về giống loài, khả năng. - Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản: 34 796 tấn. - Sản lượng nuôi trồng thủy hải sản và giá trị sản lượng nuôi hàng năm tăng nhưng vẫn còn chậm. - Những điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi trồng thủy sản: + Vùng biển rộng lớn, đường bờ biển dài 75 km nên nguồn tài nguyên phong phú. + Ngư trường đánh bắt rộng lớn có nhiều loại hải sản quý như tôm hùm, mực, cá ngừ,… + Khả năng nuôi trồng hải sản ven bờ biển khá lớn, mặt nước lợ các vùng sông có khả năng nuôi trồng tôm sú, cua biển, rong câu,… |
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp
- Mục tiêu: HS phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp.
- Nội dung: HS đọc thông tin mục II.1 – SGK tr.9, 11 và tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp tỉnh Quảng Trị.
- Sản phẩm học tập: Nội dung trình bày của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc mục II.1 – SGK tr.9, 10 và trả lời câu hỏi: Quảng Trị có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển ngành công nghiệp? - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.4 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát Hình 1.4 và nhận xét về sự thay đổi giá trị ngành công nghiệp tỉnh Quảng Trị từ năm 2016 – 2020. - GV yêu cầu HS đọc mục II.2, mục Em có biết – SGK tr.10, 11, thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Hãy lấy những dẫn chứng để chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Quảng Trị tương đối đa dạng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục II SGK tr.9-11, quan sát Hình 1.4 và thực hiện nhiệm vụ. - HS thảo luận theo cặp - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số nhóm nêu đặc điểm và tác động của dân cư - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. | II. Vấn đề phát triển ngành công nghiệp 1. Điều kiện phát triển và phân bố ngành công nghiệp - Nằm trên nút giao cắt của trục giao thông Bắc – Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. - Có tài nguyên sinh vật phong phú. → Ảnh hưởng: - Hội đủ các yếu tố cho công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản phát triển. - Có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp năng lượng. - Là cơ sở để phát triển các ngành khai thác và chế biến thủy hải sản. 2. Sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp. * Nhận xét: Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng của Quảng Trị tăng mạnh trong giai đoạn 2016 – 2020 (tăng gấp 1,6 lần) * Chứng minh: - Cơ cấu ngành khá đa dạng, quy mô phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và cả nước. - Các doanh nghiệp mở rộng các cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu cao của thị trường. - Địa bàn có 7 365 cơ sở sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 8 644,044 tỉ đồng. - Những ngành công nghiệp chính: công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp phân bón – hóa chất, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản và đồ uống, công nghiệp cơ khí – xây lắp, chế tạo máy và gia công kim loại,… - Việc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng được ưu tiên: có 2 khu kinh tế, 3 khu công nghiệp và 17 cụm công nghiệp. - Phân bố: Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang,… → Kết luận: Công nghiệp ở Quảng Trị phát triển khá ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về điều kiện phát triển và phân bố ngành dịch vụ
- Mục tiêu: HS phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và phân bố ngành dịch vụ.
- Nội dung: HS đọc thông tin mục III.1 – SGK tr.12 và tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và phân bố ngành dịch vụ ở Quảng Trị.
- Sản phẩm học tập: Nội dung trình bày của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc mục III.1 – SGK tr.12, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến ngành dịch vụ của tỉnh Quảng Trị. Kể tên các điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Quảng Trị. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Ở nơi em sinh sống có điểm du lịch nổi tiếng nào? Em hãy nêu một số thông tin về điểm du lịch đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm tham gia trò chơi. - HS đọc thông tin SGK tr.51, 52 và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. | III. Vấn đề phát triển ngành dịch vụ 1. Điều kiện phát triển và phân bố ngành dịch vụ. - Là ngã ba lưu thông kinh tế Đông – Tây và Bắc – Nam, có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, La Lay giữa Việt Nam – Lào và Đông Bắc Thái Lan. - Có tài nguyên du lịch khá phong phú với nhiều địa danh, di tích lịch sử: căn cứ Tân Sở, nhà tù Lao Bảo, cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc, thành cổ, sông Thạch Hãn,… - Có nhiều danh thắng tự nhiên – văn hóa như: bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt,… - Có vùng rừng và đầm hồ có hệ sinh thái đặc dụng, độc đáo: Rú Linh, trằm Trà Lộc, các khu bảo tồn đa dạng sinh học Đakrông,… - Có hệ hang động nguyên sinh, các thác nước đẹp, suối nước nóng như Tân Lâm,… → Ảnh hưởng: - Phát triển du lịch tâm linh. - Phát triển du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao biển,… - Có tiềm năng lớn phát triển mạnh các ngành kinh tế du lịch, gắn liền với các trung tâm du lịch lớn Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, Lào – Thái Lan. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu về tình hình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
- Mục tiêu: HS phân tích được tình hình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở Quảng Trị.
- Nội dung: HS dựa vào hình 1.6, 1.7, bảng số liệu và thông tin mục III.2 – SGK tr.12-15 để tìm hiểu về tình hình phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ ở Quảng Trị
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.6 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát hình 1.6 và nhận xét về sự thay đổi giá trị sản xuất của ngành dịch vụ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2020. - GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Đọc thông tin mục 1a và tìm hiểu về ngành thương mại. Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh Quảng Trị chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. + Nhóm 2: Đọc thông tin mục 1b, Em có biết và tìm hiểu về ngành du lịch. Những loại hình du lịch nào được phát triển ở bốn khu vực trọng điểm của tỉnh Quảng Trị? + Nhóm 3: Đọc thông tin mục 1c, quan sát bảng số liệu và tìm hiểu về ngành giao thông vận tải. Nêu vai trò của giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị. - GV cho HS xem video về loại hình du lịch ở Quảng Trị: https://vtv.vn/vtv8/quang-tri-da-dang-cac-loai-hinh-du-lich-20220723160003419.htm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình 1.1 – SGK tr.7. - HS đọc thông tin SGK tr.7-9, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, góp ý, tổng kết nội dung. - GV chuyển sang HĐ mới. | 2. Tình hình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ - Giá trị sản xuất ngành dịch vụ qua các năm: + Có sự tăng trưởng mạnh: tăng 4 659, 317 tỉ đồng. + Giá trị sản xuất ngành dịch vụ chiếm vị trí cao nhất trong các ngành. + Giá trị sản xuất năm 2020 gấp 1,4 lần năm 2016. a. Thương mại: - Tốc độ tăng trưởng giá trị thương mại – dịch vụ đạt trên 6%/năm. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 30 790 tỉ đồng, mức tăng bình quân đạt 19%/năm. - Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển: + Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 325 triệu USD, tốc độ tăng bình quân đạt trên 28%/năm. + Kim ngạch nhập khẩu đạt trên 334 triệu USD, tốc độ tăng bình quân đạt 30%/năm. + Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo dần trở thành trung tâm kinh tế thương mại phát triển trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. - Nhiều sản phẩm công nghiệp có uy tín và thương hiệu: ván gỗ MDF, bia Hà Nội – Quảng Trị, phân bố NPK Bình Điền,… b. Du lịch: - Chú trọng đầu tư phát triển, từng bước khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên. - Hoạt động du lịch có sự phát triển tích cực và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. - Số lượt khác du lịch nội địa và quốc tế cũng như doanh thu từ du lịch ngày càng tăng. - Bốn khu vực trọng điểm phát triển: + Khu vực thành phố Đông Hà: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch lịch sử - cách mạng, du lịch biên mậu - thương mại - công vụ,… + Khu vực Khe Sanh – Lao Bảo: du lịch đường bộ, du lịch tâm linh, du lịch lịch sử - cách mạng, du lịch biên mậu - thương mại - công vụ,… + Khu vực Cửa Tùng – Cửa Việt – Vịnh Mốc – Cồn Cỏ: du lịch biển đảo, du lịch lịch sử - cách mạng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao biển,… + Khu vực Thành cổ Quảng Trị - khu kinh tế Đông Nam: du lịch tâm linh, du lịch lịch sử - cách mạng, du lịch biên mậu - thương mại - công vụ,… c. Giao thông vận tải: * Đường bộ: - Mạng lưới giao thông được chú trọng đầu tư phát triển. - Các tuyến quốc lộ 9, quốc lộ 1A được nâng cấp. - Tuyến đường Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 193 km. → Ảnh hưởng: - Góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của vùng kinh tế này. - Gắn liền với việc hình thành các khu dân cư kinh tế mới tập trung dọc tuyến đường. * Đường sắt, đường thủy: - Tuyến đường sắt Bắc – Nam và cảng Cửa Việt công suất lưu thông hàng 200 000 tấn/năm. → Ảnh hưởng: - Góp phần nâng cao khả năng lưu thông kinh tế - hàng hóa, đặc biệt trong lưu thông xuất nhập khẩu thủy – bộ. * Đường liên tỉnh: Tổng chiều dài: trên 263 km đã và đang được nâng cấp, cải tạo và nhựa hóa. * Hạn chế: - Mật độ đường ở vùng trung du, miền núi còn thấp. - Nhiều tuyến đường chỉ lưu thông vào mùa khô. - Một số xã khó khăn ở miền núi huyện Hướng Hóa, huyện Đakrông chưa có đường ô tô đến vùng sâu. - Khu nông thôn có tỉ lệ đường đất khá lớn. |
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan