Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Hồ Chí Minh
Tài liệu giáo GDĐP lớp 10 Hồ Chí Minh. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Hồ Chí Minh. Tài liệu soạn gồm bao gồm những hoạt động trải nghiệm với nhiều hình thức giúp các em tìm hiểu về địa phương mình đang sống. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Hồ Chí Minh lớp 10.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
CHỦ ĐỀ 4: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CÁC LOẠI HÌNH VĂN HÓA, VĂN NGHỆ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau Chủ đề này, HS sẽ:
- Nêu được những đặc điểm cơ bản của các hình thức diễn xướng dân gian ở Gia Định – Sài Gòn.
- Trình bày được sự hình thành và phát triển các loại hình văn hóa, văn nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hát đúng giai điệu, lời ca một số điệu hò, lí,… của địa phương.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.
Năng lực riêng:
- Năng lực đọc và tìm hiểu thông tin.
3. Phẩm chất
- Yêu quý, trân trọng, tự hào và giữ gin, phát huy các loại hình văn hóa, văn nghệ của thành phố Hồ Chí Minh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với GV
- Giáo án Giáo dục địa phương (TP Hồ Chí Minh)
- Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với HS
- Tài liệu Giáo dục địa phương (TP Hồ Chí Minh).
- Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:
+ Quan sát và cho biết tên loại hình nghệ thuật của các ảnh 2, 3, 4, 5.
+ Kể tên một hoặc vài loại hình văn hoá, văn nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi gợi mở của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận:
+ Tên loại hình nghệ thuật của các ảnh trên là:
Hình 1: trò chơi dân gian khoèo chân.
Hình 2: Hát bội.
Hình 3: Cải lương.
Hình 4: Kịch sân khấu.
+ Các loại hình văn hoá, văn nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh là: cải lương, hát bội, kịch sân khấu, nói thơ, nói vè, hò, lí,…
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Chủ đề 4 – Sự hình thành và phát triển các loại hình văn hóa, văn nghệ của thành phố Hồ Chí Minh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các hình thức diễn xướng dân gian ở Gia Định – Sài Gòn.
a. Mục tiêu:Biết tìm hiểu và đọc thông tin về các hình thức diễn xướng dân gian ở Gia Định – Sài Gòn.
b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK I – SGK tr.31-38 và tìm hiểu về các hình thức diễn xướng dân gian ở Gia Định – Sài Gòn.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I.1 – SGK tr.31-33 và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1: Các nhóm hãy tìm hiểu về các điệu hò (khái niệm, đặc điểm) và lấy ví dụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về điệu huê tình. + Nhóm 2: Tìm hiểu về điệu hò chèo ghe. + Nhóm 3. Tìm hiểu về điệu hò cấy. - GV yêu cầu HS đọc mục 2, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2: + Em hãy tìm hiểu về điệu lí với các gợi ý: khái niệm, thời gian ra đời, đặc điểm, nội dung, hình thức biểu diễn, ví dụ. + Em có cảm nhận gì về loại hình nghệ thuật này? + Để bảo tồn và phát huy điệu lí, các nhà nghiên cứu đã làm gì? - GV tiếp tục yêu cầu HS đọc mục 3, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 3: Thế nào là đồng dao? Nêu đặc điểm và nội dung của các bài nói vè? Lấy ví dụ? - GV chia lớp thành nhóm 4 và yêu cầu HS đọc mục 4, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ tương tự như Phiếu học tập số 1: Các nhóm hãy tìm hiểu về các thể loại nói thơ (khái niệm, đặc điểm) và lấy ví dụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về nói thơ quân phường. + Nhóm 2: Tìm hiểu về nói thơ Vân Tiên. + Nhóm 3. Tìm hiểu về nói thơ rơi. + Nhóm 4: Tìm hiểu về nói tuồng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. | I. Các hình thức diễn xướng dân gian ở Gia Định – Sài Gòn. * Phiếu học tập đính kèm cuối mục.
|
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan