Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Cao Bằng

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Cao Bằng. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Cao Bằng. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Cao Bằng lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Cao Bằng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Cao Bằng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Cao Bằng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Cao Bằng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Cao Bằng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Cao Bằng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Cao Bằng

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 7: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TỈNH CAO BẰNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Kể tên và nêu được nét chính về một số lễ hội tiêu biểu ở Cao Bằng (thời gian, địa điểm, ý nghĩa, các hoạt động chính).
  • Kể tên được các lễ hội truyền thống của Cao Bằng đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
  • Giới thiệu được một lễ hội truyền thống ở địa phương em (huyện/ thành phố).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ kết hợp với tranh ảnh để trình bày thông tin, thảo luận; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ đẻ hoàn thành nội dung bài học. Lắng nghe và chia sẻ ý kiến với bạn, nhóm và GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức:
  • Trình bày được đặc điểm của một số lễ hội truyền thống ở Cao Bằng.
  • Nhận biết và kể tên các lễ hội truyền thống của Cao Bằng được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
  • Tìm hiểu, giới thiệu một lễ hội truyền thống ở địa phương em.
  • Năng lực nhận thức tư duy : Hiểu và nhận xét, đánh giá về giá trị, ý nghĩa của các lễ hội truyền thống đối với nhân dân tỉnh Cao Bằng.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng để khai thác thông tin, tìm hiểu về một số lễ hội tiêu biểu.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quý, trân trọng: Yêu thích các lễ hội truyền thống của dân tộc.
  • Chăm chỉ, tự học, nhiệt tình: Có ý thức tìm hiểu các lễ hội truyển thống ở Cao Bằng và đặc điểm của chúng.
  • Tự giác: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tư liệu liên quan đến chủ đề bài học.
  • Trách nhiệm: Tích cực tham gia giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp của các lễ hội truyền thống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Cao Bằng)
  • Tranh, ảnh, video,… về các lễ hội truyền thống ở tỉnh Cao Bằng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Cao Bằng).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS và kết nối với bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV cho HS xem video về một lễ hội ở Cao Bằng và nêu hiểu biết về lễ hội đó.

- GV giới thiệu sơ lược về Cao Bằng, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm:

- HS quan sát, chú ý lắng nghe.

- HS thảo luận cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xem video về lễ hội ánh sáng thác Bản Giốc (Cao Bằng) và trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về lễ hội trên (thời gian, địa điểm, ý nghĩa, các hoạt động chính).

https://www.youtube.com/watch?v=7m9uvWebNaI

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cao Bằng là nơi cư trú của nhiều dân tộc: Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá riêng, độc đáo và được thể hiện cụ thể, sinh động qua lễ hội – một hình thức tổng hợp của các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian. Em đã được tham dự hoặc biết đến những lễ hội tiêu biểu nào trên quê hương Cao Bằng? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu những nét chính về một số lễ hội tiêu biểu ở Cao Bằng và các lễ hội được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 7: Lễ hội truyền thống tỉnh Cao Bằng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Lễ hội Lồng Tồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số nét chính về lễ hội Lồng Tồng của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS khai thác tư liệu SGK, kết hợp quan sát hình ảnh và tìm hiểu về lễ hội Lồng Tồng (thời gian, địa điểm, ý nghĩa, các hoạt động chính).

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính của lễ hội Lồng Tồng (Cao Bằng) và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Quan sát ảnh và đọc thông tin ở mục 1, em hãy cho biết một số nét chính về lễ hội Lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng ở Cao Bằng.

+ Dựa vào tư liệu 1 và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết lễ hội Lồng Tồng có ý nghĩa gì trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng.

Nghi lễ rước Thần nông, Thành hoàng làng

từ đền thờ ra nơi mở hội

Nghi lễ gieo hạt giống trong lễ hội Lồng Tồng

Trò chơi tung còn tại lễ hội Lồng Tồng

 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

 - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả: thời gian, địa điểm, ý nghĩa, các hoạt động chính.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV tóm tắt thông tin, tổng kết kiến thức.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.

- GV mở rộng kiến thức:

Trò chơi thu hút đông người tham gia nhất trong lễ hội Lồng Tồng chính là trò tung còn. Giữa bãi đất rộng, ban tổ chức dựng một cây tre cao khoảng 15 - 20 m, trên đỉnh cây tre có một vòng tròn đường kính 30 - 50 cm, có giấy bọc kín. Những người tham gia trò chơi trổ tài quay còn và ném đến khi nào giấy bọc vòng tròn bị thủng thì cuộc chơi dừng lại. Người thắng cuộc rất vui vì đã mang về may mắn cho dân bản, cho gia đình.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Lễ hội Lồng Tồng

- Là lễ hội truyền thống quan trọng nhất của đồng bảo dân tộc Tày, nùng cư trú ở các tỉnh Lạng Sơn, cao Bằng, Bắc Kạn.

- Thời gian: tháng Giêng âm lịch.

- Địa điểm: phần lễ được tổ chức ở đền thờ thần bản tại xã, bản làng.

- Ý nghĩa:

+ Là lễ hội cầu mùa, thể hiện tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp lúa nước, cảm tạ Thần nông ban may mắn đến cho dân làng, cầu cho mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, vật nuôi sinh sôi nảy nở.

+ Là một nét đẹp văn hoá ít nơi nào có được, làm cho tình đoàn kết của hai dân tộc Tày, Nùng càng cố kết, bền chặt.

- Các hoạt động chính: gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.

+ Phần lễ được bắt đầu từ tối hôm trước và diễn ra tại đền thờ thần bản. Đền, miếu của bản thường toạ lạc trên một khu đất cao, xung quanh có nhiều cây to, cành lá xum xuê, phía sau là núi, phía trước là ruộng hay một đám đất rộng và bằng phẳng.

·        Lễ vật được người dân chuẩn bị chu đáo với rất nhiều sản vật đặc trưng của địa phương thể hiện lòng biết thần linh, thổ địa, thành hoàng làng, những người có công khai phá, lập thôn, lập bản,....

·        Nghi thức dâng lễ tạ ơn thần linh thường do một vị cao tuổi, có uy tín trong bản, thầy tào hay chủ những gia đình chuyên thờ Thần nông chủ trì. Sau lễ tạ ơn, nhân dân trong làng bản rước Thần nông, Thành hoàng làng từ đình ra nơi mở hội.

·        Nghi thức cuối cùng và cũng là quan trọng nhất trong buổi lễ là “ván phần, ván phê” (vãi giống, mã).

+ Phần hội thưởng được tổ chức trong nhiều ngày, với nhiều trò chơi dân gian như tung còn, cờ tướng, kéo co,… thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Cao Bằng
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Cao Bằng

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay