Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Gia Lai

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Gia Lai. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Gia Lai. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Gia Lai lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Gia Lai

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 1: ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC TỈNH GIA LAI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Nêu được một số đặc điểm âm nhạc truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai.
  • Giới thiệu được một loại nhạc cụ truyền thống của một trong các dân tộc Kinh, Bahnar, Jrai ở tỉnh Gia Lai.
  • Trình bày được những nét chính về di sản văn hoá phi vật thể Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
  • Hát được một số bài dân ca hoặc biết sử dụng một loại nhạc cụ của người Kinh, Bahnar, Jrai.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ kết hợp với tranh ảnh để trình bày thông tin, thảo luận; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ đẻ hoàn thành nội dung bài học. Lắng nghe và chia sẻ ý kiến với bạn, nhóm và GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức:
  • Trình bày được một số đặc điểm âm nhạc truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai và những nét chính về di sản văn hoá phi vật thể Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
  • Giới thiệu được một loại nhạc cụ truyền thống của người Kinh, Bahnar hoặc Jrai.
  • Hát được một số bài dân ca hoặc biết sử dụng một loại nhạc cụ của của các dân tộc tỉnh Gia Lai.
  • Năng lực nhận thức tư duy : Hiểu và nhận xét về giá trị, ý nghĩa mà âm nhạc truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai đem lại.
  • Năng lực cảm thụ âm nhạc: Cảm nhận được tình cảm, ý nghĩa của một số bài hát nổi tiếng và vẻ đẹp của tác phẩm.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quý, trân trọng: Yêu thích những bài hát dân ca, nhạc cụ truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai.
  • Chăm chỉ, tự học, nhiệt tình: Có ý thức tìm hiểu nền âm nhạc truyền thống ở tỉnh Gia Lai và những nét chính về không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
  • Tự giác: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tư liệu liên quan đến chủ đề bài học.
  • Trách nhiệm: Tích cực tham gia giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp của các lễ hội truyền thống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Gia Lai)
  • Tranh, ảnh, video,… về âm nhạc truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Gia Lai.
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS và kết nối với bài học mới.
  3. Nội dung:

- GV cho HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV giới thiệu sơ lược về một số bài dân ca và nhạc cụ truyền thống của các dân tộc ở Gia Lai, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm:

- HS quan sát, chú ý lắng nghe.

- HS thảo luận cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết và thực hiện nhiệm vụ: Kể tên một số bài dân ca và nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Gia Lai mà em biết.

    

Đàn T’rưng                                             Cồng chiêng

   

                     Đàn Goong                                              Đàn Klông-pút

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngoài các lễ hội, Gia Lai còn có các loại hình nghệ thuật truyền thống, nhạc cụ truyền thống, làn điệu dân cư tại địa phương . Đó là những loại hình nghệ thuật truyền thống cổ xưa, thường được biểu diễn trong các lễ hội đề con cháu hướng về cội nguồn và hiểu biết hơn lịch sử dân tộc. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về chúng trong bài ngày hôm nay – Bài 1: Âm nhạc truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số đặc điểm âm nhạc truyền thống của người Kinh, Bahnar, Jrai ở Gia Lai

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thể:

- Nêu được một số đặc điểm âm nhạc truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai.

- Hát được một số bài dân ca hoặc biết sử dụng một loại nhạc cụ của người Kinh, Bahnar, Jrai.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS khai thác tư liệu mục 1 SGK, suy nghĩ và tìm hiểu về đặc điểm âm nhạc truyền thống của người Kinh, Bahnar, Jrai ở Gia Lai.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Đọc nội dung mục 1 SGK và trình bày đặc điểm âm nhạc truyền thống của người Kinh, Bahnar, Jrai ở Gia Lai?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và đưa ra câu trả lời.

 - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả: Các đặc điểm về thể loại, nội dung, âm điệu, tiết tấu của âm nhạc truyền thống tỉnh Gia Lai.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV tóm tắt thông tin, tổng kết kiến thức.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Một số đặc điểm âm nhạc truyền thống của người Kinh, Bahnar, Jrai ở Gia Lai

- Người Kinh, Bahnar, Jrai sở hữu một kho tàng dân ca gồm các thể loại: hát ru; hát đồng dao dành riêng cho trẻ em vừa chơi, vừa hát; hát giao duyên,...

+ Nội dung:

·        Đúc kết các kinh nghiệm sản xuất, chiến đấu.

·        Ca ngợi cuộc sống bình yên của cộng đồng.

·        Tình yêu quê hương, buôn làng, tình yêu đôi lứa,…

- Các bài dân ca Bahnar, Jrai thường có âm điệu mượt mà, êm ái, tiết tấu chậm vừa, khoan thai, nhưng cũng có những bài tiết tấu nhanh vui, rộn ràng.

- Ngoài ra còn có thể loại mới như hát bài chòi (dân ca), hát bội (ca kịch).

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Gia Lai

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay