Kênh giáo viên » Giáo dục địa phương 7 » Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hải Dương

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hải Dương

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Hải Dương. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Hải Dương. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Hải Dương lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hải Dương
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hải Dương
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hải Dương
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hải Dương
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hải Dương
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hải Dương
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hải Dương

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: TỤC NGỮ HẢI DƯƠNG

VĂN BẢN 1: TỤC NGỮ HẢI DƯƠNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Đọc hiểu được nội dung, hình thức một số câu tục ngữ của Hải Dương.
  • Trân trọng, tự hào và có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá dân gian của Hải Dương.
  • Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu một số câu tục ngữ còn lưu truyền ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu một số câu tục ngữ còn lưu truyền ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
  • Năng lực nhận thức và tư duy: Đọc hiểu được nội dung, hình thức một số câu tục ngữ của Hải Dương.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu một số câu tục ngữ còn lưu truyền ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: Trân trọng, tự hào và có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá dân gian của Hải Dương.
  • Trách nhiệm: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu một số câu tục ngữ, bài tục ngữ còn lưu truyền ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Hải Dương)
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Hà Nội).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tục ngữ Hải Dương.
  3. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình ảnh, video về một số địa danh, di tích lịch sử văn hóa của tỉnh.

- GV yêu cầu HS trình bày một số hiểu biết về địa danh, di tích lịch sử văn hóa của tỉnh.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

  1. Sản phẩm:

- HS quan sát hình ảnh, video về một số địa danh, di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Hải Dương

- HS trình bày một số hiểu biết về một số địa danh, di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Hải Dương.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh, video về một số địa danh, di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Hải Dương:

  

Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Văn Miếu Mao Điền

https://www.youtube.com/watch?v=BvsA7zr-N4M

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong dòng chảy lịch sử của văn học dân tộc, văn học Bắc Giang bên cạnh những đặc điểm chung còn mang những nét đặc trưng, tiêu biểu cho vùng đất này. Để tìm hiểu thêm về các câu tục ngữ, câu đố tiêu biểu về những nét văn hóa và đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, chúng ta sẽ cùng  nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Văn bản 1: Tục ngữ Hải Dương.

TIẾT 1

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu chung về tục ngữ Hải Dương

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được nội dung; yếu tố hình thức cơ bản (số tiếng, số dòng, vần, nhịp...) của một số câu tục ngữ của Hải Dương.
  2. Nội dung: HS sử dụng tài liệu, đọc và tìm hiểu chung về tục ngữ Hải Dương.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phân tích nội dung và nghệ thuật được các câu tục ngữ Hải Dương và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về  Hải Dương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nhớ lại kiến thức đã học và trả lời câu hỏi: Tục ngữ Việt Nam có đặc điểm gì về hình thức và nội dung?

- GV yêu cầu HS dựa vào tài liệu và trả lời câu hỏi:

+ Tục ngữ của tỉnh Hải Dương có những đặc điểm gì?

+ Em đã đọc bài tục ngữ nào về tỉnh Hải Dương chưa? Theo em, bài tục ngữ đó thể hiện nội dung gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS cách đọc các bài tục ngữ:

+ Chú ý ngắt nhịp ở từng câu tục ngữ với nhịp 3/3 (Câu 1, 3, 4, 5, 6, 8)  hoặc 3/3/3 (câu 7) hoặc 4/4 (câu 2)

+ Giọng đọc dịu, nhẹ, chậm êm.

- GV đặt câu hỏi:

+ Tục ngữ thuộc phương thức biểu đạt nào?

+ Phân nhóm nội dung cụ thể cho các câu tục ngữ?

- HS lưu ý phần chú thích các địa danh: đây đều là các địa danh của tỉnh Hải Dương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thầm văn bản.

- HS đọc phần chú thích các địa danh: đây đều là các địa danh của tỉnh Hải Dương.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 HS đọc trước lớp. cả lớp chú ý lắng nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu chung

1. Tục ngữ

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:

+ Quy luật của thiên nhiên

+ Kinh nghiệm lao động sản xuất

+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.

+ Về hình thức: tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp điệu

+ Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về tự nhiên, lđ, sx, con người, xã hội

-  Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ. Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân dân

- Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu có cả nghĩa bóng.

2. Tục ngữ Hải Dương

- Tục ngữ Hải Dương là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, khái quát kinh nghiệm cuộc sống của nhân dân Hải Dương.

- Tục ngữ Hải Dương là sáng tạo dân gian độc đáo được hình thành từ cuộc sống hằng ngày, lao động sản xuất,… của nhân dân, được nhân dân vận dụng vào lao động sản xuất và trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.

- Nội dung: tục ngữ Hải Dương thường gắn với các địa danh của Hải Dương, phản ánh những nét đặc trưng, truyền thống của con người và quê hương Hải Dương.

- Đề tài chính của tục ngữ Hải Dương là thiên nhiên, con người, lao động sản xuất, truyền thống quê hương, các sản vật địa phương.

3. Đọc văn bản

- Kiểu văn bản: Tục ngữ

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Bố cục:

+ Phần 1: Tục ngữ về thiên nhiên (câu 1-3)

+ Phần 2: Tục ngữ về sản vật địa phương (Câu 4-6)

+ Phần 3: Tục ngữ về con người (Câu 7-8)

 

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hải Dương
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Hải Dương

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay