Trắc nghiệm bài 28: Nấm

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 28: Nấm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 28: Nấm

1. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1. Đặc điểm của nấm là:

A. Những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng. 

B. Những sinh vật nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng. 

C. Những sinh vật nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng. 

D. Những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, tự dưỡng.

 

Câu 2. Chọn phát biểu không đúng

A. Nấm thường sống ở nơi ẩm ướt.

B. Nấm có cấu tạo cơ thể giống vi khuẩn. 

C. Nhiều loài nấm được sử dụng làm thức ăn. 

D. Một số loại nấm là cơ thể đơn bào

 

Câu 3. Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết tên loại nấm này là gì?

 

A. Nấm hương.

B. Nấm đùi gà.

C. Nấm men.

D. Nấm nhầy.

 

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?

A. Nhân thực               

B. Dị dưỡng   

C. Đơn bào hoặc đa bào                   

D. Có sắc tố quang hợp 

 

Câu 5. Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào?

A. Sinh sản bằng hạt. 

B. Sinh sản bằng cách nảy chồi. 

C. Sinh sản bằng cách phân đôi. 

D. Sinh sản bằng bào tử.

 

Câu 6. Loại nấm nào dưới đây không phải đại diện của nấm túi?

A. Nấm mộc nhĩ       

B. Đông trùng hạ thảo                

C. Nấm bụng dê             

D. Nấm mốc

 

Câu 7. Cấu tạo của nấm hương bao gồm:

A. Mũ nấm, phiến nấm, cuống nấm, sợi nấm 

B. Mũ nấm, vòng cuống nấm, sợi nấm 

C. Mũ nấm, phiến nấm, bao gốc nấm 

D. Mũ nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm

 

Câu 8. Cho các vai trò sau:

(1) Cung cấp thực phẩm

(2) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

(3) Gây hư hỏng thực phẩm

(4) Phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ

(5) Sản xuất các loại rượu, bia, đồ uống có cồn

(6) Gây bệnh cho người và các loài sinh vật khác Những vai trò nào không phải là lợi ích của nấm trong thực tiễn?

A. (1), (3), (5)     

B. (2), (4), (6)              

C. (1), (2), (5)               

D. (3), (4), (6) 

 

Câu 9. Trong các loại nấm sau, loại nấm nào là nấm đơn bào?

A. Nấm rơm       

B. Nấm men             

C. Nấm bụng dê                 

D. Nấm mộc nhĩ

 

Câu 10. Loại nấm nào dưới đây không phải đại diện của nấm đảm?

A. Nấm hương         

B. Nấm độc đỏ     

C. Nấm cốc                 

D. Nấm sò

 

Câu 11: Loại nấm nào không thể quan sát bằng mắt thường;

A. Nấm hương 

B. Nấm sò 

C. Nấm men 

D. Nấm bụng dê

Câu 12: Môi trường sống của nấm:

A. Chỉ sống trên đất 

B. Chỉ sống trên đất 

C. Nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả… 

D. Chỉ sống dưới nước

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Đặc điểm đề phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào là

A. Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm là các bào tử 

B. Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên 

C. Dựa vào đặc điểm bên ngoài 

D. Dựa vào môi trường sống

 

Câu 2.  Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm?

A.Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.

B.Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.

C.Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.

D.Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản.

 

Câu 3. Cấu tạo nấm độc là

A. Mũ nấm, phiến nấm, vòng cuống nấm, cuống nấm, bao gốc nấm, sợi nấm 

B. Mũ nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm ,sợi nấm 

C. Mũ nấm, phiến nấm, bao gốc nấm 

D. Mũ nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm

Câu 4. Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách             

B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh  

C. Truyền dọc từ mẹ sang con 

D. Ô nhiễm môi trường

 

Câu 5. Dựa vào cơ quan sinh sản nấm được chia thành

A. nấm khô và nấm ướt.

B. nấm đảm và nấm túi.

C. nấm đơn bào và nấm đa bào.

D. nấm túi và nấm bào tử.

 

Câu 6. Đặc điểm đề phân biệt nấm đảm và nấm túi là:

A. Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm là các bào tử 

B. Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên 

C. Dựa vào đặc điểm bên ngoài 

D. Dựa vào môi trường sống

 

Câu 7. Trong số các tác hại sau đây, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A.Gây bệnh nấm da ở động vật.

B.Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.

C.Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

D.Gây bệnh viêm gan B ở người.

 

Câu 8. Các khẳng định nào sau đây đúng

A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân thực. 

B. Nấm hương, nấm mốc đen bánh mì là đại diện thuộc nhóm nấm túi. 

C. Chỉ có thể quan sát được nấm dưới kính hiển vi. 

D. Tất cả các loại nấm đều có lợi cho con người

Câu 9. Loại nấm nào dưới đây sống trên bề mặt thức ăn bị ôi thiu?

A. Nấm rơm 

B. Nấm mốc 

C. Nấm linh chi 

D. Nấm kim châm

 

Câu 10. Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?

A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh

B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh

C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp

D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp 

 

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Loại nấm nào được sử dụng làm men nở?

A. Nấm mốc 

B. Nấm men

C. Nấm sò 

D. Nấm tai mèo

 

Câu 2. Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm độc           

B. Nấm mốc          

C. Nấm đơn bào                 

D. Nấm ăn được 

 

Câu 3. Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?

A. Nấm men         

B. Nấm mốc         

C. Nấm cốc                   

D. Nấm sò 

 

Câu 4. Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?

A. Nấm hương       

B. Nấm men        

C. Nấm cốc                   

D. Nấm mốc 

 

Câu 5. Tại sao khi lấy mẫu nấm mốc để làm thực hành, để đảm bảo an toàn chúng ta phải sử dụng găng tay và khẩu trang cá nhân?

A. Nấm mốc có độc nguy hiểm 

B. Nấm mốc có mùi hắch 

C. Nấm mốc có mùi thối 

D. Bào tử nấm mốc rất nhẹ, dễ dàng phát tán trong không khí và dễ gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp.

 

4. VẬN DỤNG CAO ( 4 câu)

Câu 1. Nấm nào dưới đây thuộc loại nấm đa bào

A. Nấm men 

B. Nấm mốc 

C. Nấm kim châm 

D. Nấm nhầy đơn bào

 

Câu 2: Tại sao nấm không phải là 1 loại thực vật:

A. không có dạng thân, lá 

B. Có dạng sợi 

C. Sinh sản chủ yếu bằng bào tử 

D. Không có diệp lục nên không quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ

 

Câu 3. Quá trình chế biến bia cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

A. nấm men. 

B. nấm mốc. 

C. nấm mộc nhĩ. 

D. nấm độc đỏ.

 

Câu 4. Tác dụng của penicillin là

A. Làm mỏng lớp tế bào. 

B. Suy yếu thành tế bào vi khuẩn. 

C. Bất hoạt ARN của vi khuẩn. 

D. Tiêu diệt vi khuẩn ngay vi khuẩn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay