Trắc nghiệm bài 29: Thực vật

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 29: Thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 29: Thực vật

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?

A. Sinh sản bằng bào tử 

B. Hạt nằm trong quả           

C. Có hoa và quả             

D. Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện 

 

Câu 2. Thế giới thực vật chia làm mấy nhóm?

A.2

B.3

C.4

D.5

 

Câu 3. Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?

A. Rêu tường       

B. Dương xỉ           

C. Tảo lục                   

D. Rong đuôi chó

 

Câu 4. Thực vật sống ở nơi nào trên Trái Đất?

A.Trên cạn, dưới nước, đầm lầy

B.Đồi núi, trung du, đồng bằng

C.Sa mạc, hàn đới, ôn đới, nhiệt đới

D.Cả ba đáp án trên đều đúng

 

Câu 5. Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?

A. Rêu                 

B. Dương xỉ                   

C. Hạt kín             

D. Hạt trần 

 

Câu 6. Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở điều nào sau đây ?

A.Số lượng các loài.

B.Số lượng các cá thể trong mỗi loài.

C.Môi trường sống của mỗi loài.

D.Tất cả các phương án đưa ra. 

 

Câu 7. Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?

A. Bào tử             

B. Nón                 

C. Hoa                 

D. Rễ 

 

Câu 8. Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

A. Nơi khô ráo       

B. Nơi ẩm ướt         

C. Nới thoáng đãng               

D. Nơi nhiều ánh sáng 

 

Câu 9. Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

A. Du canh du cư               

B. Phá rừng làm nương rẫy                

C. Trồng cây gây rừng                 

D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

 

Câu 10. Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

A. Trên đỉnh ngọn     

B. Trong kẽ lá     

C. Mặt trên của lá               

D. Mặt dưới của lá 

 

Câu 11: Ở đương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

A.Mặt dưới của lá. 

B.Mặt trên của lá.

C.Thân cây.

D.Rễ cây

 

Câu 12. Đâu không phải vai trò của thực vật:

A. Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí 

B. Hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường 

C. Làm ô nhiễm môi trường 

D. Thực vật góp phần chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước

 

Câu 13: Đâu là vai trò của thực vật đối với con người:

A. Làm cảnh 

B. Làm thuốc 

C. Cung cấp lương thực, thực phẩm 

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

 

Câu 14. Em ghãy cho biết việc trồng cây trong nhà có tác dụng gì?

A. Trang trí 

B. Giúp không khí trong lành 

C. Tăng lượng oxygen 

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Ở Việt Nam đã phát hiện bao nhiêu loài thực vật:

A.Khoảng 12 000 loài

B.Khoảng 13 000 loài

C.Khoảng 14 000 loài

D.Khoảng 15 000 loài

 

Câu 2. Tại sao ở hoang mạc ít thực vật?

A.Khí hậu khắc nghiệt

B.Môi trường sống chỉ có sa mạc cát

C.Mưa ít

D.Cả ba đáp án trên đều đúng 

 

Câu 3. Theo phân loại của Whittaker đại diện nào sau đây không thuộc nhóm Thực vật?

A.Rêu.

B.Thông.

C.Xương rồng.

D.Tảo lục.

 

Câu 4. Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín?

A. Bèo tấm     

B. Nong tằm     

C. Rau bợ           

D. Rau sam 

 

Câu 5. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách 

A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2. 

B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2. 

C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2. 

D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.

 

Câu 6. Cây thông là cây hạt trần vì:

A. Hạt không có vỏ bên ngoài 

B. Hạt không nằm trong quả mà bên ngoài quả 

C. Hạt nằm trên các vảy (lá noãn) chưa khép kín của nón cái 

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

 

Câu 7. Cho các vai trò sau:

(1) Cung cấp thức ăn, nơi ở cho một số loài động vật

(2) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người

(3) Cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các ngành sản xuất

(4) Cân bằng hàm lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí

(5) Làm cảnh

(6) Chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người

Đâu là những vai trò của thực vật trong đời sông?

A. (1), (3), (5)   

B. (2), (4), (6)                 

C. (2), (3), (5)             

D. (1), (4), (6) 

 

Câu 8. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là

A. ngừng sản xuất công nghiệp. 

B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải. 

C. trồng cây gây rừng. 

D. di dời các khu chế xuất lên vùng núi

 

Câu 9. Chọn câu sai. Thực vật góp phần làm giảm thiểu môi trường nhờ khả năng nào dưới đây ?

A. Hấp thụ khí carbon dioxide và các khí thải độc hại khác, đồng thời thải khí ôxi. 

B. Tiêu diệt vi khuẩn có hại nhờ việc tiết ra một số chất đặc hiệu (bạch đàn, thông,…). 

C. Giữ lại bụi bẩn trong tán lá, hạn chế hàm lượng bụi trong không khí.

 D. Lấy khí oxygen và thải ra carbon dioxide.

 

Câu 10. Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu ?

A. Trao đổi khoáng. 

B. Hô hấp. 

C. Quang hợp.

D. Thoát hơi nước

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Hiện tượng hạt được bao bọc trong quả có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng nuôi hạt khi chúng nảy mầm. 

B. Giúp các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt không bị thất thoát ra ngoài. 

C. Giúp hạt được bảo vệ tốt hơn, tăng cơ hội duy trì nòi giống. 

D. Tất cả các phương án đưa ra

 

Câu 2. Tại sao ở hoang mạc rất ít thực vật sống

A. Khí hậu khắc nghiệt 

B. Môi trường sống chỉ có sa mạc cát 

C. Mưa ít 

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

 

Câu 3. Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?

A. Cây trúc đào       

B. Cây gọng vó      

C. Cây tam thất               

D. Cây giảo cổ lam

 

Câu 4. Rừng phòng hộ ven biển có tác dụng gì?

A. Chống gió hạn, chắn cát bay 

B. Ngăn chặn sự xâm mặn của biển 

C. Bảo vệ các công trình ven biển 

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

 

Câu 5. Cho các thành phần sau:

1. Tán lá 

2. Rễ cây 

3. Lớp thảm mục 

4. Thân cây

Thành phần nào có khả năng làm cản trở dòng chảy của nước mưa ?

A. 1, 2, 3, 4. 

B. 1, 2, 3. 

C. 2, 3, 4. 

D. 1, 2, 4

 

4. VẬN DỤNG CAO ( 3 câu)

Câu 1. Trong các thực vật sau, loại nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt?

A.Cây bưởi

B.Cây vạn tuế

C.Nêu tản

D.Cây thông 

 

Câu 2. Biết rằng ở các vùng ven biển, mức độ sóng đánh vào bờ sẽ ảnh hưởng đến mức độ xói mòn của đất, sóng đánh càng mạnh thì mức độ xói mòn càng cao. Thực hiện đánh giá mức độ sóng đánh ở hai vùng A và B thu được kết quả như hình Dựa vào hình, em hãy dự đoán mực độ xói mòn của đất ở vùng A và B

 

A. Đất ở vùng A mức độ xói mòn cao hơn 

B. Đất ở vùng B mức độ xói mòn cao hơn 

C. Cả hai vùng có độ xói mòn như nhau

D. Không có đáp án chính xác

 

Câu 3. Quan sát hình, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở 2 nơi có rừng với đồi trọc

A. Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc nhỏ hơn

B. Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc lớn hơn 

C. Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi lớn như nhau 

D. Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi nhỏ như nhau

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay