Trắc nghiệm đúng sai Hóa học 12 cánh diều Bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Hoá học 12 Bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

BÀI 16: HỢP KIM – SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

Câu 1: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

b) Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.

c) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính oxi hóa.

d) Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.

Đáp án:

a) Đúng

b) Đúng

c) Sai

d) Sai

Câu 2: Thực hiện thí nghiệm sau:

Bước 1: Cho dung dịch NaCl 5% vào ống thuỷ tinh hình chữ U như hình bên.

Bước 2: Nhúng một thanh đồng và một thanh kẽm đã làm sạch vào hai đầu của ống chữ U.

Bước 3: Nối hai thanh kim loại bằng dây dẫn.

Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Sau bước 2, không có kim loại nào bị ăn mòn.

b) Sau bước 3, Cu2+ bị khử thành Cu bám vào thanh đồng, làm khối lượng thanh đồng tăng dần.

c) Sau bước 3, Zn bị ăn mòn còn Cu không bị ăn mòn.

d) Khoảng vài phút sau bước 3, nhỏ vài giọt phenolphthalein vào dung dịch gần thanh đồng và quan sát thấy dung dịch dần chuyển sang màu hồng là do dòng điện từ ăn mòn điện hoá đã điện phân NaCl thành dung dịch NaOH.

Đáp án:

Câu 3: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Hợp kim thép (Fe-C) ít bị ăn mòn hơn sắt.

b) Hợp kim Al-Cu-Mn-Mg nhẹ và cứng, dùng trong chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ.

c) Hợp kim vàng tây (Au-Ag-Cu) cứng hơn vàng nguyên chất.

d) Hợp kim Bi-Pb-Sn có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

Đáp án:

Câu 4: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/ sai cho các ý a, b, c, d:

Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất.

a) Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng Fe dư.

b) Số mol của Fe trong hỗn hợp X là 0,02 mol.

c) Khối lượng Zn trong hỗn hợp X là 0,65 gam.

d) Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X là 58,52%.

Đáp án:

Câu 5: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh.

a) Phản ứng xảy ra có hiện tượng ăn mòn điện hoá.

b) Phương trình hoá học của phản ứng: Zn + HCl → ZnCl2 + H2.

c) X là dung dịch muối của kim loại có tính khử yếu hơn Zn.

d) X có thể là muối MgSO4.

Đáp án:

Câu 6: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Hợp kim được sử dụng trong đời sống và sản xuất phổ biến hơn so với kim loại.

b) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại B, nhiệt độ nóng chảy của hợp kim A - B luôn cao hơn nhiệt độ nóng chảy của B.

c) Tính chất hoá học của hợp kim thường tương tự tính chất của các kim loại thành phần.

d) Hợp kim thường dễ bị oxi hoá hơn các đơn kim loại thành phần.

Đáp án:

Câu 7: Cho bài tập sau, lựa chọn đáp án đúng/sai cho các ý a, b, c, d:

Để xác định hàm lượng C trong một mẫu hợp kim Fe-C, người ta đem nung m gam hợp kim này trong không khí. Sau phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được có khối lượng tăng 28,89% so với lượng chất rắn ban đầu. Đặt số mol Fe và C trong hợp kim lần lượt là x và y (mol).

a) Tỉ lệ số mol Fe và C trong hợp kim là 1:1.

b) Hàm lượng phần trăm của C trong hợp kim trên là lớn hơn 10%.

c) Sau phản ứng nung hợp kim xảy ra thì có BÀI 16: HỢP KIM – SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI mol O2 thêm vào và y mol C tách ra khỏi chất rắn.

d) Khối lượng tăng thêm có dạng BÀI 16: HỢP KIM – SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI.

Đáp án:

--------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

=> Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 16: Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Hoá học 12 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay