Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 18: hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam về bộ máy nhà nước
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam về bộ máy nhà nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 8: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI 18: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có những cơ quan nào?
A. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp
B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ, cơ quan xét xử.
C. Cơ quan quyền lực, cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan xét xử.
D. Cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 2: Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm:
A. Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
B. Hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước.
C. Tạo sự phân chia hợp lí quyền lực nhà nước.
D. Thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ.
Câu 3: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm:
A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban.
B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ.
D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ.
Câu 4: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?
A. Nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
B. Đại diện nhân dân bầu ra.
C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.
D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
Câu 5: Sự độc lập của Toà án được hiểu là:
A. Toà án được hình thành một cách độc lập.
B. Trong hoạt động của mình, Toà án không bị ràng buộc
C. Toà án chủ động giải quyết mọi việc theo ý chí của thẩm phán.
D. Khi xét xử, Toà án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối bởi bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Câu 6: Chủ tịch nước của nước ta thời điểm ban hành Hiến pháp năm 2013 là ai?
A. Trần Đức Lương
B. Nguyễn Minh Triết
C. Trương Tấn Sang
D. Nguyễn Phú Trọng
Câu 7: Đâu không phải một cơ quan, thiết chế tạo thành bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Quốc hội
B. Cục Dự trữ và Nghiên cứu, phát triển năng lượng xanh
C. Hội đồng nhân dân
D. Kiểm toán nhà nước
Câu 8: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không gồm cơ quan nào sau đây?
A. Cơ quan lập pháp
B. Cơ quan hành pháp
C. Cơ quan tư pháp
D. Cơ quan tạo pháp
Câu 9: Đâu không phải là một nhiệm vụ / quyền hạn của Chủ tịch nước?
A. Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh
B. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước
C. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giảng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân
D. Thực thi các chính sách về kinh tế - xã hội, trực tiếp bàn luận và giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, cố vấn điều chỉnh luật pháp theo từng thời kỳ
Câu 10: Đâu không phải một chức năng/nhiệm vụ/đặc điểm của chính quyền địa phương?
A. Điều hành, tổ chức các hoạt động xét xử mang tính dân sự nhưng có kèm theo quyền lực
B. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương
C. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định
D. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Cơ quan lập pháp là:
A. Cơ quan đại biểu của nhân dân
B. Cơ quan hành chính nhà nước
C. Cơ quan xét xử, kiểm sát
D. Cơ quan điều hành, giám sát pháp luật
Câu 2: Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật để thực hiện chức năng gì?
A. Kiểm soát đất nước
B. Lập hiến, lập pháp
C. Chống phản động phá hoại đất nước
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Để thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
A. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
B. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia
C. Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Quyết định các biện pháp khác để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật là nhiệm vụ của cơ quan nào?
A. Quốc hội
B. Hội đồng nhân dân
C. Chính phủ
D. Chủ tịch nước
Câu 5: Chính phủ chịu trách nhiệm trước:
A. Quốc hội
B. Kiểm toán nhà nước
C. Chủ tịch nước
D. Toà án nhân dân tối cao
Câu 6: Trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Toà án nhân dân giữ vai trò là:
A. Cơ quan kiểm soát tiền tệ và tham nhũng
B. Cơ quan kiểm soát an ninh quốc gia
C. Cơ quan quyết định các vấn đề hệ trọng liên quan đến luật pháp quốc gia
D. Cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp
Câu 7: Theo Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân là:
A. Cơ quan điều tra, phá án
B. Cơ quan điều tra, kiểm soát tham nhũng
C. Cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
D. Cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện quyền bắt, xử phạt, kết tội người phạm luật
Câu 8: “Kiểm toán nhà nước là cơ quan do …(1)… thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo …(2)…, thực hiện kiểm toán việc quản lí, sử dụng …(3)…”.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. Chính phủ; lệnh của Chính phủ; tài chính, tài sản công
B. Quốc hội; pháp luật; tài chính, tài sản công.
C. Uỷ ban Kinh tế quốc gia; Hiến pháp; chứng khoán, tiền tệ, trái phiếu Chính phủ
D. Chủ tịch nước; pháp luật; chứng khoán, tiền tệ, trái phiếu Chính phủ
Câu 9: “Chính phủ ban hành nghị định để triển khai luật”. Hoạt động này tương ứng với nhiệm vụ, quyền hạn nào của Chính phủ?
A. Tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật
B. Thống nhất quản lí tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội
C. Thực hiện quản lí cán bộ công chức viên chức và công vụ trong cơ quan nhà nước
D. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội; quyền con người, quyền công dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Đây là sơ đồ cấu trúc bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013:
Hãy điền tên cơ quan thích hợp vào ô số (1) và (2).
A. UBND cấp thành phố, TAND cấp thành phố
B. UBND cấp tỉnh, TAND cấp cao
C. HĐND cấp thành phố, TAND trung ương
D. HĐND cấp tỉnh, TAND cấp thành phố
Câu 2: “T vừa quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước vừa đọc các quy định trong Hiến pháp để hiểu rõ hơn về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Em có đồng tình với hành vi của T không?
A. Đồng tình vì việc làm của T là thực hiện đúng nghĩa vụ học Hiến pháp của học sinh.
B. Đồng tình vì việc làm của T giúp bạn hiểu rõ hơn các nội dung trong sơ đồ bộ máy nhà nước và giúp T ghi nhớ nội dung tốt hơn.
C. Không đồng tình, vì làm một thứ gì thì nên tập trung cho thứ đó, không nên ôm đồm, gây ra sao nhãng.
D. Không đồng tình, vì các quy định trong Hiến pháp về một máy nhà nước không có liên quan đến sơ đồ bộ máy nhà nước.
Câu 3: “M biết các bạn trong nhóm đang hiểu sai quy định của Hiến pháp về Chính phủ nhưng vẫn im lặng, không giải thích để bạn hiểu.” Em có đồng tình với hành vi của M không?
A. Đồng tình. Hành vi của M rất hợp lí, làm như vậy sẽ giúp M khẳng định vị thế của mình ở lớp, giúp M đạt được điểm cao và không sợ ai bắt nạt.
B. Đồng tình, vì hành vi của M đã tránh cho các bạn đó nhận ra sự thật phũ phàng về Hiến pháp nước ta.
C. Không đồng tình, vì hành vi của M là ích kỉ, không giúp đỡ, hỗ trợ bạn bè.
D. Không đồng tình, vì hành vi của M đã vi phạm khoản 2 điều 90 của Hiến pháp năm 2013 về tuyên truyền những quy định của Hiến pháp.
Câu 4: Đâu không phải một nhiệm vu / quyền hạn của Chính phủ?
A. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
B. Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
C. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình, quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại
D. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước....
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?
A. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo bốn cấp.
B. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
C. Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền miễn nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
D. Khi thực hiện quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Buổi tối, khi hai anh em H đang làm bài tập về nhà thì em gái H hỏi: “Anh ơi, tại sao Chủ tịch nước lại có thể thay mặt Nhà nước ta về đối nội, đối ngoại được hả anh?”.
Nếu là H, em sẽ trả lời câu hỏi của em gái như thế nào?
A. Em sẽ giải thích cho em gái hiểu rằng Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước và được Nhà nước giao nhiệm vụ thay mặt Nhà nước trong quan hệ đối nội, đối ngoại.
B. Em sẽ giải thích cho em gái là Chủ tịch nước trong thể chế chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa có toàn quyền quyết định, mà vấn đề đối nội, đối ngoại là một vấn đề quan trọng nên Chủ tịch nước phải đứng ra.
C. Em sẽ giải thích cho em gái hiểu rằng chủ tịch ban đối nội và đối ngoại của nước ta luôn đi vắng nên Chủ tịch nước phải thăy mặt họ để giải quyết vấn đề này.
D. Em sẽ trả lời là em không biết, đi mà hỏi cô giáo.
Câu 2: “Chính quyền xã A tổ chức cho thanh thiếu niên trên địa bàn họp để thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng trung tâm thể dục - thể thao của xã. Biết tin, C rủ V cùng đi họp nhưng V từ chối vì cho rằng trẻ em như mình đóng góp ý kiến là không có giá trị. V tin tưởng các lãnh đạo xã sẽ đủ sáng suốt để tự quyết định mọi việc. Người dân chỉ cần thực hiện các quyết định đó là được. C không đồng tình với suy nghĩ của V nhưng không biết nên giải thích thế nào để V thay đổi ý định.”
Nếu là C, em sẽ làm gì?
A. Em sẽ mặc kệ V và bảo nó là không đi mà sau này cái trung tâm đó không phù hợp với mình thì đừng kêu.
B. Em sẽ đánh V nếu cậu ta không đi theo và đóng góp ý kiến, em sẽ dạy dỗ cho bạn hiểu rằng mỗi công dân đều cần phải đọc, hiểu, và thực hành những quy định trong Hiến pháp.
C. Em sẽ giải thích cho V hiểu rằng trẻ em có quyền đóng góp ý kiến, nếu ý kiến mà phù hợp thì đều được ghi nhận và xem xét. Hơn nữa, chính quyền xã xây dựng trung tâm thể dục - thể thao là để phục vụ cho nhân dân, trong đó có đối tượng thanh thiếu niên, nên ý kiến của chúng ta càng cần thiết.
D. Tất cả các đáp án trên.