Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 20: hệ thống pháp luật việt nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: hệ thống pháp luật việt nam . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 9: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 20: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Văn bản pháp luật nào dưới đây có giá trị pháp lí cao nhất?

A. Hiến pháp.

B. Luật và pháp lệnh

C. Bộ luật và luật.

D. Pháp lệnh, nghị định.

Câu 2: Trong các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam, yếu tố được xem là đơn vị cơ bản (nhỏ nhất) trong hệ thống pháp luật là:

A. Ngành luật.

B. Hệ thống pháp luật.

C. Quy phạm pháp luật.

D. Chế định luật.

Câu 3: Các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau đề điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng là

A. Quy phạm pháp luật.

B. Chế định pháp luật.

C. Ngành luật.

D. Hệ thống pháp luật.

Câu 4: Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội là:

A. Chế định luật.

B. Hệ thống pháp luật.

C. Quy phạm pháp luật.

D. Ngành luật.

Câu 5: Văn bản nào dưới đây là văn bản áp dụng pháp luật?

A. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

B. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

C. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

D. Bản án của Toà án.

Câu 6: Văn bản nào dưới đây là văn bản áp dụng pháp luật?

A. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

B. Quyết định điều chuyển cán bộ, viên chức.

C. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

D. Nghị định của Chính phủ.

Câu 7: Về hình thức, hệ thống pháp luật được thể hiện qua:

A. Các văn bản quy phạm pháp luật

B. Các văn bản áp dụng pháp luật

C. Các văn bản tuân thủ pháp luật

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Văn bản quy phạm pháp luật là:

A. Văn bản xây dựng các quy phạm pháp luật, hướng tới điều chỉnh hành vi, cách thức tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước.

B. Văn bản chứa những điều khoản nhằm tạo ra một phạm vi hoạt động có tính chuẩn mực cho người dân của một nước.

C. Loại văn bản đặc thù của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 2: Văn bản quy phạm pháp luật gồm:

A. Văn bản luật

B. Văn bản dưới luật

C. Văn bản ngoài luật

D. Cả A và B.

Câu 3: Văn bản dưới luật không bao gồm:

A. Pháp lệnh

B. Điều khoản

C. Nghị quyết liên tịch

D. Thông tư

Câu 4: Đâu không phải một ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Luật Hành Chính

B. Luật Hình sự

C. Luật Trẻ em

D. Luật Ngân hàng

Câu 5: Văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành gọi là gì?

A. Quyết định

B. Nghị quyết

C. Lệnh

D. Pháp lệnh

Câu 6: Văn bản quy phạm pháp luật do Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành gọi là gì?

A. Nghị định

B. Nghị quyết

C. Thông tư

D. Lệnh

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật?

A. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền áp dụng pháp luật, ban hành theo thủ tục, trình tự luật định.

B. Mang tính cá biệt, chỉ hướng tới một cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể.

C. Được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn.

D. Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước và dựa trên

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em là văn bản quy phạm pháp luật.

B. Bản án, quyết định xét xử của Toà án là văn bản quy phạm pháp luật.

C. Hương ước, lệ làng là văn bản quy phạm pháp luật.

D. Pháp lệnh do Quốc hội ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 3: “Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các …(1)…, các nguyên tắc, định hướng pháp luật có mối liên hệ …(2)… với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các …(3)… phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.”

Điền các cụm từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. phạm trù pháp luật; lỏng lẻo và rời rạc; biến cố xã hội

B. quy phạm pháp luật; mật thiết và thống nhất; quan hệ xã hội

C. hình thức pháp luật; đơn giản nhưng thống nhất; hành vi vi phạm pháp luật

D. cấu trúc pháp luật; song hành và tương hỗ; quan hệ xã hội

Câu 4: “A và B là đôi bạn học lớp 10B, Trường Trung học phổ thông C và thường cùng nhau đi học bằng xe đạp điện của A. Trên đường đi học, hai bạn gặp đèn đỏ, A nói với B:

– Sao vẫn có người không dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, B nhỉ?

B đáp:

– Mình không biết nữa, có lẽ họ không thấy hoặc cố tình vượt. Tuy nhiên, vượt đèn đỏ dễ gây tại nạn, rất nguy hiểm, là vi phạm pháp luật. Chúng ta đã được học điều này rồi nhỉ?

A tiếp lời:

– Đúng rồi! Là học sinh, chúng ta nên có ý thức tuân thủ pháp luật.”

Em có nhận xét gì về quan điểm của A và B?

A. Quan điểm của của A và B là đúng, thể hiện sự nhận thức đúng đắn và có ý thức tuân thủ pháp luật.

B. Quan điểm của A là đúng vì đó là một nguyên tắc cơ bản mà học sinh cần có còn quan điểm của B là sai vì vượt đèn đỏ không phải là vi phạm luật pháp.

C. Quan điểm của A là sai vì học sinh còn nhỏ không cần tuân thủ pháp luật còn quan điểm của B là đúng, thể hiện cái nhìn đa chiều.

D. Quan điểm của cả A và B đều sai, thể hiện sự thiếu nhận thức về văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Uỷ ban nhân dân xã, phường được phép ban hành văn bản áp dụng pháp luật.

B. Văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành theo thẩm quyền, trình tự thủ tục luật định.

C. Uỷ ban nhân dân xã, phường không được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

D. Mỗi ngành luật có phương pháp điều chỉnh đặc thù.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đâu không phải là văn bản thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

B. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 – 6 – 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục năm 2019.

C. Kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN-ĐTHVN ngày 04 – 9 – 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Công an – Bộ Giao thông vận tải – Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Đài Truyền hình Việt Nam về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lí các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.

D. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp.

Câu 2: Cho các văn bản sau:

1. Hiến pháp năm 2013.

2. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp.

3. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục năm 2019.

4. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.

5. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

6. Luật Giáo dục năm 2019.

7. Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.

Hãy sắp xếp các văn bản trên theo hiệu lực pháp lí từ cao xuống thấp.

A. 1, 6, 4, 3, 7, 5, 2

B. 2, 1, 5, 7, 3, 4, 6

C. 7, 2, 6, 5, 3, 1, 4

D. 5, 2, 7, 4, 3, 1, 6

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay