Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 kết nối chủ đề 10: Quyết định lựa chọn chủ đề phù hợp và chuẩn bị tâm kí thích ứng với môi trường mới
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 10: Quyết định lựa chọn chủ đề phù hợp và chuẩn bị tâm kí thích ứng với môi trường mới. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 10: QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ PHÙ HỢP VÀ CHUẨN BỊ TÂM LÍ THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG MỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(18 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Học sinh cần làm gì để thích ứng với môi trường học tập và làm việc tương lai?
A. Xác định được thời gian học tập trên trường.
B. Tìm hiều về yêu cầu của môi trường học tập và làm việc tương lai.
C. Tham gia các hoạt động của lớp.
D. Tích cực tham gia tình nguyện.
Câu 2: Đâu là biểu hiện của tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp?
A. Tự ti khi tham gia các hoạt động nghề nghiệp và hòa nhập với lực lượng xã hội.
B. Chủ động tham gia và đáp ứng yêu cầu khi có cơ hội trải nghiệm ở các cơ sở hoạt động nghề nghiệp.
C. Không nắm rõ được những khó khăn của nghề nghiệp.
D. Thiếu kĩ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp.
Câu 3: Học sinh cần làm gì để có tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp?
A. Xác định được những khó khăn, thách thức các biện pháp vượt qua.
B. Xác định được nghề mình muốn làm.
C. Trau dồi những kĩ năng giao tiếp.
D. Tham gia hoạt động vui chơi.
Câu 4: Đâu là biểu hiện vủa bản lĩnh thực hiện đam mê theo đuổi nghề yêu thích?
A. Tự tin, bản lĩnh, dao động trước những ý kiến không tích cực về nghề yêu thích.
B. Không cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách.
C. Biết được ý nghĩa của nghề nghiệp đối với bản thân và xã hội.
D. Tìm mọi cách thuyết phục người thân nếu có sự ngăn cản từ họ.
Câu 5: Để quyết định chọn nghề, chọn ngành học, chọn trường của bản thân cần
A. chọn nhiều ngành, nhiều nghề.
B. chưa nắm được những khó khăn thách thức.
C. tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, bạn bè,…
D. không nghe theo ý kiến của người khác.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là biện pháp liên quan đến học tập để thực hiện theo đuổi nghề mình yêu thích?
A. Xác định mục tiêu học tập.
B. Lựa chọn phương pháp học phù hợp.
C. Phân bổ thời gian khoa học.
D. Thực hiện phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của mình.
Câu 2: Đâu không phải là biểu hiện của tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp?
A. Mong muốn được tham gia vào lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể.
B. Tự ti khi tham gia hoạt động nghề nghiệp và hòa nhập với lực lượng xã hội.
C. Chủ động tham gia và đáp ứng yêu cầu khi có cơ hội trải nghiệm ở các cơ sở hoạt động nghề nghiệp.
D. Hiều và tôn trọng các đặc điểm của người lao động, quy định của nơi làm việc, văn hóa ứng xử, văn hóa tổ chức, kỉ luật lao động.
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng về những việc học sinh cần làm để có tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp?
A. Tìm hiều những yêu cầu nghề nghiệp.
B. Xác định được những khó khăn thửu thách.
C. Không nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân.
D. Xác định được những người có thể hỗ trợ khi bước vào thế giới nghề nghiệp.
Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của sự đam mê?
A. Ngại khó khăn để thực hiện việc bản thân muốn làm.
B. Luôn tạo động lực thôi thúc để đạt được mục tiêu.
C. Kiên trì, bản lĩnh, trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch đặt ra.
D. Luôn cố gắng, quyết tâm vượt qua những khó khăn, rào cản để thực hiện.
Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện của người có ý chí?
A. Tính mục đích.
B. Tính tự chủ.
C. Tính nhụt chí.
D. Tính độc lập.
Câu 6: Đâu không phải là cơ sở xác định phẩm chất, năng lực, hứng thú, sở trường liên quan đến ngành, nghề lựa chọn?
A. Kết quả học tập và khả năng tham gia các hoạt động.
B. Đánh giá, nhận xét của chuyên gia.
C. Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp.
D. Sự so sánh từ bạn bè và người thân.
Câu 7: Đâu không phải là biểu hiện của sự đam mê?
A. Cảm thấy vui vẻ, hào hứng và thường xuyên nói về công việc mình yêu thích.
B. Kiên trì, bản lĩnh, trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch đặt ra.
C. Tích cực tham gia những hoạt động liên quan đến đam mê của bản thân.
D. Cảm thấy khó khăn để thực hiện việc bản thân muốn làm.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: M mong muốn sau này trở thành nhà tâm lí học. Mọi người trong gia đình cho rằng M là người sống trung thực, biết cảm thông và chia sẻ với người khác, nhưng khả năng kiểm soát cảm xúc chưa tốt. Cả nhà khuyên M nên chọn nghề khác.
Nếu là M, em sẽ làm gì?
A. Rèn luyện tốt hơn nữa phẩm chất trung thực, biết cảm thông, chia sẻ với người khác.
B. Nghe theo lời bố mẹ.
C. Mặc kệ không quan tâm.
D. Coi cảm xúc đó là điểm mạnh của bản thân.
Câu 2: Từ nhỏ H đã mong ước trở thành phóng viên. Tuy nhiên, sức khỏe của H chưa tốt nên bố mẹ rất lo lắng nếu H theo đuổi công việc này thì sẽ gặp nhiều khó khăn do đặc thù công việc.
Nếu là H, em sẽ làm gì?
A. Rèn luyện phẩm chất: không ngại gian khổ, trung thực, khách quan, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, tư duy nhạy bén,…
B. Rèn luyện đức tính cần cù, chăm chỉ.
C. Học tập tốt, đặc biệt môn Sinh học.
D. Rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc.
Câu 3: N luôn mong muốn trở thành một đầu bếp để có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon. Cả nhà ai cũng khen ngợi tài nấu ăn và bày biện khéo léo của N. Tuy nhiên, N cũng có sở trường về công nghệ nên bố mẹ và người thân trong gia đình đều phản đối N trở thành đầu bếp, mọi người khuyên N nên lựa chọn nghề kĩ sư công nghệ viễn thông.
Nếu là N, em sẽ làm gì?
A. Rèn luyện kĩ năng nhạy bén, tư duy tốt.
B. Rèn luyện phẩm chất: nhanh nhẹn, khéo tay, sức khỏe tốt, có mắt thẩm mĩ, nhạy cảm với mùi vị,…
C. Rèn luyện sức khỏe: tập thể dục, có chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, xây dựng thói quen lành mạnh, kiểm soát căng thẳng,…
D. Học tập tốt, đặc biệt môn Tiếng Anh.
Câu 4: Biểu hiện của sự tự tin khi chia sẻ về định hướng nghề nghiệp là:
A. Thể hiện quan điểm về định hướng nghề nghiệp.
B. Lập luận dài dòng, không rõ ý.
C. Ngôn ngữ thiếu rõ ràng, mạch lạc.
D. Biểu cảm gượng gạo.
Câu 5: Biểu hiện của phẩm chất ý chí là:
A. Có niềm vui, sự phấn khích, hào hứng và thường xuyên nói về điều yêu thích.
B. Dành nhiều thời gian và công sức cho việc mình yêu thích.
C. Độc lập ra quyết định và hành động theo quyết định.
D. Luôn cô gắng, quyết tâm vượt qua những khó kăn, rào cản để thực hiện.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể là biểu hiện của:
A. Tư duy độc lập.
B. Sự tự tin.
C. Sự trưởng thành.
D. Đam mê.