Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 kết nối chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội là
A. lắng nghe tích cực để hiểu người cùng giao tiếp.
B. không tôn trọng đối phương.
C. tham gia các hoạt động tập thể.
D. tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện.
Câu 2: Đâu là biểu hiện của sự sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng?
A. Tham gia các hoạt động vui chơi ở trường.
B. Giúp đỡ bạn làm bài tập.
C. Chia sẻ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng mọi lúc, mọi nơi khi có thể.
D. Sắp xếp thời gian hợp lý để phát triển các mối quan hệ.
Câu 3: Đâu là hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị?
A. Tham gia biểu diễn văn nghệ của lớp.
B. Tình nguyện vì an sinh xã hội.
C. Thuyết trình về luật trẻ em.
D. Tham gia an toàn giao thông.
Câu 4: Đâu là hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị bằng cách truyền thông?
A. Toạ đàm.
B. Biểu diễn văn nghệ.
C. Tặng quà người già leo đơn.
D. Tiểu phẩm tuyên truyền.
Câu 5: Đâu là nội dung thể hiện sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội?
A. Xác định được mục đích thiết lập mối quan hệ.
B. Xác định được khó khăn của cộng đồng.
C. Xác định được vấn đề cần giải quyết.
D. Xác định được người cần giúp đỡ.
Câu 6: Đâu là nội dung thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng?
A. Lựa chọn kĩ năng thiết lập mối quan hệ.
B. Lựa chọn phương pháp thiết lập mối quan hệ.
C. Lựa chọn phương thức chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.
D. Lựa chọn được đối tượng mà mình muốn thiết lập mối quan hệ.
Câu 7: Đâu là hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị?
A. Tham gia hoạt động của lớp.
B. Quyên góp ủng hộ trẻ em vùng cao.
C. Viết thư cho bạn.
D. Tìm hiểu về kiến thức, chuyên môn.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là hoạt động xây dựng cộng đồng?
A. Vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
B. Tuyên truyền bảo vệ môi trường.
C. Dọn dẹp nhà cửa.
D. Tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội.
Câu 2: Hoạt động nào không phải là hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị?
A. Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
B. Tham gia hoạt động “An toàn giao thông”.
C. Giói thiệu bạn bè quốc tế về Việt Nam – Đất nước – Con người.
D. Viết thư bày tỏ tinh thần đoàn kết quốc tế vì hòa bình.
Câu 3: Đâu không phải biểu hiện của người ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau?
A. Say mê tìm hiểu phong tục, tập quán của các dân tộc.
B. Thường xuyên tìm hiểu và tham gia các lễ hội truyền thống.
C. Thích sưu tầm hình ảnh trang phục các dân tộc.
D. Tham gia ủng hộ trẻ em vùng cao.
Câu 4: Ý nghĩa của sự đa dạng, khác biệt văn hóa là gì?
A. Giúp chúng ta trau dồi được nhiều kiến thức mới.
B. Giúp chúng ta hiểu và tôn trọng những giá trị, quan niệm và phong tục tập quán của mỗi dân tộc.
C. Giúp chúng ta tôn trọng và đoàn kết dân tộc.
D. Giứp chúng ta hiểu rõ về cội nguồn, sinh dưỡng của minhg.
Câu 5: Đâu không phải sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội?
A. Xác định mục đích thiết lập các mối quan hệ xã hội.
B. Biết rỗ đối tượng mà mình muốn thiết lập mối quan hệ.
C. Lựa chọn phương pháp, kĩ năng thiết lập mối quan hệ.
D. Xác định được vấn đề cộng đồng cần giúp đỡ.
Câu 6: Đâu không phải sự sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng?
A. Xác định được những khó khăn, những vấn đề cộng đồng cần giúp đỡ.
B. Tìm cách huy động nguồn lực chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.
C. Lựa chọn kĩ năng thiết lập mối quan hệ.
D. Lựa chọn phương thức chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.
Câu 7: Ý nào sau đây không phải hoạt động truyền thông giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị?
A. Tìm hiểu về quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
B. Vẽ tranh cổ động.
C. Thuyết trình về một thế giới hòa bình.
D. Tọa đàm.
Câu 8: Ý nào sau đây không phải hoạt động nhân đạo, từ thiện về giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị?
A. Tiểu phẩm tuyên truyền.
B. Quyên góp giúp đỡ trẻ em vùng cao.
C. Tình nguyện vì an sinh xã hội.
D. Tặng quà người già neo đơn.
Câu 9: Đâu không phải là biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội?
A. Mạnh dạn trong giao tiếp.
B. Thể hiện thái độ thiện chí khi làm quen với người khác.
C. Sử dụng phối hợp lời nói, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp để tạo niềm tin vớ người khác.
D. Chia sẻ với mọi người mọi lúc, mọi nơi.
Câu 10: Đâu không phải là biểu hiện của sự sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng?
A. Tự nguyện chia sẻ, hỗ trợ những người khác.
B. Tích cực tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ.
C. Sắp xếp thời gian hợp lí để phát triển các mối quan hệ.
D. Giúp đỡ mọi người trong cộng đồng mọi lúc, mọi nơi khi có thể.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cá nhân?
A. Phát triển kĩ năng xã hội.
B. Có thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống.
C. Gắn kết mối quan hệ giữa con người với con người.
D. Rèn luyện sự tự tin và nâng cao giá trị của bản thân.
Câu 2: Đâu không phải ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cộng đồng?
A. Mở rộng các mối quan hệ xã hội của bản thân.
B. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng.
C. Giúp cộng đồng phát triển bền vững.
D. Góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.
Câu 3: Việc hiều rõ thông tin về các cá nhân, tổ chức sẽ giúp chúng ta
A. trau dồi kĩ năng sống.
B. chủ động và tự tin khi thiết lập các mối quan hệ xã hội.
C. hiểu rõ mọi người trong đonà thể.
D. trưởng thành hơn.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Câu tục ngữ sau đây của dân tộc nào?
“Nhìn lên sàn bếp chỉ tháy bồ hóng
Nhìn xuống nền bếp chỉ thấy tro tàn.”
A. Dân tộc Mông.
B. Dân tộc Dao.
C. Dân tộc Tày.
D. Dân tộc Thái.
=> Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 kết nối Chủ đề 5 Xây dựng cộng đồng - Tuần 1