Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 kết nối chủ đề 3: Hoàn thiện bản thân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 3: Hoàn thiện bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 3: HOÀN THIỆN BẢN THÂN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(30 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Thế nào là nỗ lực hoàn thiện bản thân?
A. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh của bản thân.
B. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh và khắc phục những yếu điểm của bản thân.
C. Khắc phục những yếu điểm của bản thân.
D. Đánh giá, đưa ra nhìn nhận khách quan về ưu và nhược điểm của bản thân.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tinh thần trách nhiệm?
A. Biết lập kế hoạch thực hiện công việc.
B. Luôn tôn trọng sự thật và lẽ phải.
C. Dũng cảm nhận lỗi, khuyết điểm của bản thân.
D. Không tuân thủ những nội quy và pháp luật.
Câu 3: Dấu hiệu của người sống tuân thủ theo quy định là gì?
A. Bộc lộ tính vị kỉ của bản thân, luôn đề cao cái tôi trước tập thể.
B. Đề cao khả năng của mình và nhận trách nhiệm lớn lao, cao cả về mình.
C. Bộc lộ tính chủ quan, quyết định theo lý trí cá nhân để phục vụ cho lợi ích của bản thân.
D. Có năng lực làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kể một cá thể nào bên ngoài.
Câu 4: Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân:
A. có cuộc sống tốt đẹp.
B. ngày một phát triển tốt hơn.
C. ngày một văn minh tiến bộ.
D. ngày một khôn lớn hơn.
Câu 5: Hành động nào thể hiện nỗ lực hoàn thiện bản thân?
A. Cố gắng, kiên trì khi gặp khó khăn, thử thách.
B. Giúp đỡ bạn bè khi bản thân rảnh rỗi.
C. Không tham gia các câu lạc bộ văn hóa của trường.
D. Đánh giá, phán xét người khác.
Câu 6: Ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được:
A. Những đòi hỏi của xã hội.
B. Những mong muốn của bản thân.
C. Những nhu cầu của cuộc sống.
D. Niềm tin của mọi người.
Câu 7: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?
A. Tích cực lao động, sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm.
B. Không ngừng học tập, tu dưỡng để ngày một tiến bộ.
C. Chăm học để có kết quả cao.
D. Học hỏi tất cả mọi người.
Câu 8: Đâu là hành động thể hiện tuân thủ nội quy của cộng đồng?
A. Tham gia vào hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
B. Xếp hàng đúng theo thứ tự khi thanh toán tại siêu thị.
C. Trung thực trong học tập và rèn luyện.
D. Mặc đúng quần áo theo quy định của nhà trường.
Câu 9: Đâu là hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực?
A. Cắt ngang khi người khác đang nói chuyện.
B. Sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực.
C. Lăng mạ, xúc phạm người vô gia cư.
D. Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, ứng xử.
Câu 10: Điểm quan trọng nhất để tự hoàn thiện bản thân là cần xác định được điều gì?
A. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
B. Vẻ đẹp tâm hồn của bản thân.
C. Khả năng của bản thân.
D. Sức mạnh của bản thân.
2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực?
A. Lắng nghe khi người khác đang nói.
B. Thực hiện quy định về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng.
C. Ngắt lời khi người khác đang nói mà không xin lỗi trước.
D. Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai, những người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về lợi ích của việc tuân thủ quy định của nhà trường và cộng động?
A. Luôn gò ép trong quy định, không có sự thay đổi, sáng tạo.
B. Noi gương những người sống kỉ luật.
C. Xây dựng một môi trường lành mạnh, văn minh.
D. Tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của bản thân.
Câu 3: Ý nghĩa của việc mua sắm vừa đủ là?
A. hạn chế chi tiêu quá đà, dẫn đến lãng phí (ví dụ: đồ ăn, nước uống,...).
B. xác định được số tiền bản thân được phép sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể, từ đó lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
C. tăng thời gian sử dụng đồ dùng, thiết bị, không phải thay mới quá nhiều lần gây tốn kém.
D. giảm thiểu chi phí điện nước hằng tháng.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây không phải sử dụng ngôn ngữ tích cực?
A. Ngôn ngữ cục cằn, thô lỗ.
B. Ngôn ngữ chuẩn mực.
C. Ngữ điệu, âm lượng phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
D. Không cười nói quá to nơi công cộng.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không phải thể hiện sự trung thực?
A. Luôn tôn trọng sự thật và lẽ phải.
B. Khách quan trong đánh giá người khác.
C. Thống nhất lời nói và hành động.
D. Viện cớ, bao biện né tránh lỗi lầm.
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?
A. Tự cao, tự đại.
B. Tự tin vào bản thân.
C. Rèn luyện sức khỏe.
D. Ham hỏi hỏi.
Câu 7: Cách khắc phục khi thiếu kiểm soát trong giao tiếp, ứng xử là gì?
A. Xem hướng dẫn biện pháp điều chỉnh, cân bằng cảm xúc nhưng không thực hiện.
B. Không lắng nghe đóng góp, ý kiến từ người khác.
C. Không khắc phục, sửa sai về hành vi thiếu kiểm soát.
D. Sử dụng một số biện pháp điều chỉnh, cân bằng cảm xúc trong giao tiếp, ứng xử.
Câu 8: Ý nghĩa của việc xây dựng ngân sách cá nhân là?
A. Giúp hoạch định những khoản chi tiêu và kiểm soát chi tiêu tốt hơn, phù hợp với bản thân.
B. Chi tiêu không cân đối.
C. Giúp mua sắm thoải mái.
D. Giúp bản thân đầu tư chứng khoán.
Câu 9: Biểu hiện của tự hoàn thiện bản thân là
A. Bỏ qua những điểm yếu của bản thân.
B. Vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân.
C. Chỉ nhìn vào điểm mạnh của bản thân.
D. Ngừng học tập, tu dưỡng để hoàn thiện bản thân.
Câu 10: Trong xã hội hiện đại, người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần trở nên
A. Hòa nhập với cộng đồng.
B. Vui vẻ và hạnh phúc.
C. Buồn chán và cô đơn.
D. Lạc hậu và tự đào thải.
Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đức tính trung thực?
A. Luôn được bạn bè quý mến.
B. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người xung quanh.
C. Hài lòng về kết quả học tập của mình.
D. Thiếu kiên trì trong học tập và rèn luyện.
Câu 12: Cho biết cách ứng xử, giao tiếp trong bức tranh dưới đây?
A. Chen lấn, xô đẩy. B. Xếp hàng ngay ngắn khi lên xe buýt. C. Nhường ghế cho người già. D. Cử chỉ làm tổn thương người khác. |
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện biết tự hoàn thiện bản thân?
A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
B. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
C. Năng nhặt chặt bị.
D. Có chí thì nên.
Câu 2: Cho biết điểm tích cực trong tình huống sau: “T xin phép bố đi chơi với các bạn vào cuối tuần nhưng bố không đồng ý vì đã lâu ông bà ở quê mới có dịp lên chơi. T đã thể hiện thái độ khó chịu và không nói chuyện với bố. Sau khi được chị gái trò chuyện, phân tích, T đã hiểu. T xin lỗi bố và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà”.
A. T xin lỗi bố và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà.
B. T quyết định đi chơi với các bạn vào cuối tuần.
C. Sau khi lắng nghe trò chuyện với chị gái, T đi chơi với các bạn.
D. T không nghe lời bố, tự ý quyết định đi chơi với các bạn.
Câu 3: Hoa vô tình nghe được một số bạn trong lớp góp ý về cách nói chuyện của em. Nếu em là Hoa em sẽ làm gì?
A. Em sẽ tới chỗ các bạn đó và bày tỏ sự không hài lòng của mình.
B. Em sẽ không chơi và tỏ thái độ không hài lòng về các bạn.
C. Em sẽ bình tĩnh lắng nghe góp ý và sửa lại cách nói chuyện của mình.
D. Em sẽ trực tiếp thông báo với cả lớp về hành động của các bạn kia.
Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức, tự hoàn thiện của bản thân?
A. Tức nước vỡ bờ.
B. Ăn cây táo, rào cây sung.
C. Nhìn mặt bắt hình dong.
D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Câu 5: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Trẻ em không cần phải tự hoàn thiện bản thân.
B. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm không cần thiết.
C. Chỉ có người nào yếu kém mới cần phải tự hoàn thiện bản thân.
D. Tự hoàn thiện bản thân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Câu nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức bản thân được hoàn thiện?
A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
B. Tức nước vỡ bờ.
C. Ăn cây táo, rào cây sung.
D. Nhìn mặt bắt hình dong.
Câu 2: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Tự hoàn thiện bản thân phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
B. Tự hoàn thiện bản thân là việc cần thiết nhưng không dễ dàng.
C. Tự hoàn thiện bản thân không làm mất đi bản sắc riêng của mình.
D. Chỉ có những người có vấn đề về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.
Câu 3: Đề xuất cách tạo động lực cho nhân vật trong tình huống sau: “Tuần tới, trường của Bảo tổ chức diễn đàn về chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường”. Bảo được phân công trình bày tham luận trước diễn đàn. Tính Bảo vốn nhút nhát, ngại đứng trước đám đông nên bạn không khỏi lo lắng”.
A. Bảo từ chối tham luận diễn đàn.
B. Bảo đứng sau sân khấu tham luận và nhờ bạn khác trình chiếu powerpoint.
C. Bảo nên tìm kiếm lời khuyên từ thầy cô và tập thuyết trình trước gương để tự tin thuyết trình trên sân khấu.
D. Bảo tập thể dục để quên đi nỗi sợ.
=> Giáo án và PPT Hoạt động trải nghiệm 12 kết nối Chủ đề 3: Hoàn thiện bản thân