Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 10: CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX

(35 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện từ thời gian nào?

  1. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
  2. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
  3. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
  4. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 2: NAFTA là tên viết tắt của tổ chức nào?

  1. Diễn đàn hợp tác Á - Âu.
  2. Ngân hàng thế giới.
  3. Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ.
  4. Diễn đàn hợp tác thương mại tự do.

Câu 3: Nguồn gốc chính của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa sau thế kỷ XX là gì?

  1. Do những biến cố của khí hậu.
  2. Do các nước tư bản tạo ra.
  3. Do thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới.
  4. Do những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất.

Câu 4: Tổ chức liên kết kinh tế thể hiện xu thế toàn cầu hóa của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là gì?

  1. ASEM.
  2. APEC.
  3. AFTA.
  4. NAFTA.

Câu 5: Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới thể hiện xu thế toàn cầu hóa là tổ chức nào?

  1. EU.
  2. APEC.
  3. AFTA.
  4. NAFTA.

Câu 6: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai?

  1. Mĩ.
  2. Nhật Bản.
  3. Anh.
  4. Liên Xô.

Câu 7: Cách mạng xanh là cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực gì?

  1. Công nghiệp.
  2. Dịch vụ.
  3. Nông nghiệp.
  4. Xây dựng.

Câu 8: Hình ảnh dưới nói đến thành tựu gì của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại trong lĩnh vực sinh học?

  1. Cừu Đôli ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính.
  2. Cừu Đôli ra đời bằng phương pháp sinh sản hữu tính.
  3. Cừu Đôli ra đời bằng phương pháp nhân giống thuần chủng.
  4. Cừu Đôli ra đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.

Câu 9: Hình ảnh dưới đây nói đến sự kiện nào ?

  1. Lần đầu tiên con người đặt chân lên Sao Hỏa.
  2. Lần đầu tiên con người đặt chân lên Sao Kim.
  3. Lần đầu tiên con người đặt chân lên Sao Thổ.
  4. Lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng.

Câu 10: Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần làm gì?

  1. Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức.
  2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  3. Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế.
  4. Tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là gì?

  1. Khoa học gắn liền với kỹ thuật.
  2. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
  3. Ứng dụng vào thực tiễn diễn ra nhanh chóng.
  4. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 2: Giai đoạn thứ hai của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ vì nguyên nhân nào?

  1. Chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực công nghệ.
  2. Kĩ thuật đi trước, mở đường cho khoa học.
  3. Đã cải tiến, hoàn thiện phương tiện sản xuất.
  4. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ khoa học.

Câu 3: Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

  1. Sự hình thành của các liên minh quân sự, như: NATO,…
  2. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
  3. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
  4. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế và khu vực.

Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa hiện nay?

  1. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế.
  2. Sự hình thành của tổ chức NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
  3. Sự tăng trưởng cao của các nền kinh tế thế giới.
  4. Sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.

Câu 5: Quan hệ thương mại quốc tế tăng lên mạnh mẽ đã phản ánh vấn đề nào sau đây?

  1. Thu nhập quốc dân của tất cả các nước trên thế giới tăng.
  2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ngày càng cao.
  3. Nền kinh tế các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau.
  4. Các công ti xuyên quốc gia đẩy mạnh hoạt động ở các nước đang phát triển.

Câu 6: Cách mạng khoa học – công nghệ đã gây nên những hậu quả tiêu cực, trong đó nghiêm trọng nhất là gì?

  1. Tình trạng ô nhiễm môi trường.
  2. Tai nạn lao động và giao thông.
  3. Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt.
  4. Tạo ra các loại dịch bệnh mới.

Câu 7: Một tác động tích cực của cách mạng khoa học - công nghệ là gì? 

  1. Tăng năng suất lao động.
  2. Sản xuất vũ khí có tính hủy diệt cao.
  3. Bệnh tật ngày càng giảm nhanh.
  4. Môi trường trong sạch, lành mạnh.

Câu 8: Một trong những tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa là gì?

  1. Làm suy giảm năng suất lao động.
  2. Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
  3. Các loại dịch bệnh mới xuất hiện.
  4. Tạo ra các loại vũ khí hủy diệt.

Câu 9: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

  1. Kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển.
  2. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới.
  3. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
  4. Kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.

Câu 10: Các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích gì?

  1. Giải quyết vấn đề bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường sinh thái.
  2. Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống.
  3. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
  4. Giải quyết những đòi hỏi từ quá trình sản xuất của con người.

III. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Hai quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ là hai quốc gia nào?

  1. Liên Xô và Trung Quốc.
  2. Mỹ và Nhật Bản.
  3. Liên Xô và Mĩ.
  4. Liên bang Nga và Mĩ.

Câu 2: Cách mạng khoa học - kĩ thuật đặt ra cho các dân tộc yêu cầu gì cho sự sinh tồn của Trái Đất?

  1. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
  2. Bảo vệ môi trường sinh thái.
  3. Bảo vệ nguồn năng lượng sẵn có.
  4. Bảo vệ các loài động vật quý hiếm.

Câu 3: Vấn đề nào sau đây “có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân Việt Nam” trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay?

  1. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới.
  2. Nắm bắt thời cơ hội nhập quốc tế để phát triển toàn diện trong thời kì mới.
  3. Tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài.
  4. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.

Câu 4: Một trong những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay là gì?

  1. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.
  2. Không tiếp cận được với nguồn vốn ODA.
  3. Thị trường Việt Nam hẹp, không thu hút được tư bản nước ngoài.
  4. Năng lực sản xuất của Việt Nam kém, không hấp dẫn tư bản nước ngoài.

Câu 5: Trong giai đoạn hiện nay để phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế nước ta cần phải làm gì?

  1. Tiến hành cải cách sâu rộng.
  2. Thành lập các công ty lớn.
  3. Thu hút vốn đầu tư trong nước, học hỏi kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài.
  4. Đầu tư vào giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.

Câu 6: Cơ hội lớn của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay là gì?

  1. Tiếp thu thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.
  2. Giải quyết được triệt để các mâu thuẫn trong xã hội.
  3. Bảo vệ được bản sắc văn hóa của dân tộc.
  4. Bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.

Câu 7: Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam?

  1. Là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển dân tộc.
  2. Là cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, tiến hành hiện đại hóa đất nước.
  3. Là một thách thức lớn đối với Việt Nam.
  4. Không có ảnh hưởng gì đối với Việt Nam.

Câu 8: Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại khiến cho tình hình an ninh thế giới luôn tiềm ẩn dấu hiệu bất ổn?

  1. Tìm ra bản đồ gen người.
  2. Chế tạo ra vũ khí hạt nhân.
  3. Chế tạo ra các loại tàu vũ trụ.
  4. Chế tạo ra máy tính điện tử.

Câu 9: Nội dung nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?

  1. Nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài.
  2. Quá trình liên kết khu vực, hợp tác giữa các nước đang được đẩy mạnh.
  3. Hòa bình, ổn định tạo nên sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
  4. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực.

Câu 10: Cơ hội lớn nhất mà xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới là gì?

  1. Tranh thủ được nguồn vốn
  2. Chuyển giao khoa học kĩ thuật
  3. Mở rộng thị trường
  4. Rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển

IV. VẬN DỤNG CAO (05 CÂU)

Câu 1: Năm 2003 quốc gia nào ghi tên mình trở thành nước thứ ba trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vào không gian?

  1. Trung Quốc.
  2. Ấn Độ.
  3. Nhật Bản.
  4. Đức.

Câu 2: Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam?

  1. Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
  2. Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.
  3. Xu hướng toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước.
  4. Xu hướng toàn cầu hóa là không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Câu 3: Các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook… cho ta thấy biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa?

  1. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
  2. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
  3. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
  4. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và quốc tế.

Câu 4: Trước xu thế toàn cầu hóa, tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định Việt Nam cần làm gì?

  1. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.
  2. Bỏ qua cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.
  3. Bỏ qua cơ hội, bỏ qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.
  4. Nắm bắt cơ hội, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta

Câu 5: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

  1. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
  2. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
  3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
  4. Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay