Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1935

(35 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Lực lượng chính của cách mạng Việt Nam được xác định trong Luận cương chính trị (10 - 1930) là lực lượng nào?

  1. Công nhân và nông dân.
  2. Toàn thể nhân dân.
  3. Nông dân và tiểu tư sản.
  4. Nông dân và tư sản dân tộc.

Câu 2: Kẻ thù chủ yếu của xã hội Việt Nam trong thời kì 1930 - 1931 là thế lực nào?

  1. Đế quốc và phong kiến.
  2. Thực dân Pháp.
  3. Địa chủ phong kiến.
  4. Địa chủ phong kiến, tư sản.

Câu 3: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển mạnh nhất là ở đâu?

  1. Thanh Hóa và Nghệ An.
  2. Hà Tĩnh và Quảng Bình.
  3. Nghệ An và Hà Tĩnh.
  4. Nam Định và Hải Dương.

Câu 4: Khẩu hiệu Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến của nhân dân Việt Nam phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về phương diện nào?

  1. Xã hội.
  2. Văn hóa.
  3. Chính trị.
  4. Kinh tế.

Câu 5: Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) đã cử ai làm Tổng bí thư?

  1. Lê Hồng Phong.
  2. Ngô Gia Tự.
  3. Trần Phú.
  4. Nguyễn Văn Cừ.

Câu 6: Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Luận cương chính trị tháng 10/1930 do Trần Phú soạn thảo là gì?

  1. Đánh đổ thực dân, giải phóng dân tộc.
  2. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến tay sai.
  3. Đánh đổ đế quốc và tay sai.
  4. Đánh đổ phong kiến và đế quốc.

Câu 7: Phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) phát triển tới đỉnh cao vào thời gian nào?

  1. Tháng 8/1930.
  2. Tháng 9/1930.
  3. Tháng 2 - 4/1930.
  4. Tháng 5/1930.

Câu 8: Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

  1. Tháng 12 năm 1930.
  2. Tháng 5 năm 1930.
  3. Tháng 3 năm 1930.
  4. Tháng 10 năm 1930.

Câu 9: Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức vào tháng 10 - 1930 tại đâu?

  1. Quảng Châu (Trung Quốc).
  2. Hương Cảng (Trung Quốc).
  3. Xiêm (Thái Lan).
  4. Pắc Bó (Cao Bằng).

Câu 10: Hai khẩu hiệu Độc lập dân tộcngười cày có ruộng được thể hiện rõ nét nhất trong thời kỳ cách mạng nào?

  1. Thời kỳ 1930 - 1931.
  2. Thời kỳ 1932 - 1935.
  3. Thời kỳ 1936 - 1939.
  4. Thời kỳ 1939 - 1945.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?

  1. Chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
  2. Tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
  3. Hình thành khối liên minh công nông binh cho cách mạng Việt Nam.
  4. Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là một phân bố độc lập.

Câu 2: Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào?

  1. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1/5/1930.
  2. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.
  3. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy.
  4. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Câu 3: Vì sao Nghệ An, Hà Tĩnh là nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất?

  1. Là nơi có truyền thống anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  2. Là nơi thực dân Pháp không bố trí lực lượng quân đồn trú.
  3. Là nơi tập trung đông đảo giai cấp công nhân.
  4. Là nơi thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất.

Câu 4: Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định

  1. quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
  2. nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
  3. vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản.
  4. phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng.

Câu 5: Ý nghĩa nào sau đây không phải của phong trào cách mạng 1930 - 1931?

  1. Là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
  2. Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
  3. Từ phong trào khối liên minh công - nông được hình thành.
  4. Là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Câu 6: Nguyên nhân khách quan dẫn đến bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?

  1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
  2. Mâu thuẫn dân tộc sâu sắc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
  3. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo đấu tranh.
  4. Đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam khổ cực, bần cùng.

Câu 7: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là gì?

  1. Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.
  2. Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
  3. Đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động.
  4. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

Câu 8: Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do nguyên nhân gì?

  1. Đánh giá chưa đúng khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc.
  2. Chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
  3. Chưa xác định được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Đông Dương thuộc địa.
  4. Chịu sự chi phối của tư tưởng hữu khuynh từ các đảng cộng sản trên thế giới.

Câu 9: Nhận xét nào dưới đây là không đúng về phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?

  1. Đây là phong trào cách mạng có hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.
  2. Đây là phong trào cách mạng triệt để, không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc.
  3. Đây là phong trào diễn ra trên quy mô rộng lớn và mang tính thống nhất cao.
  4. Đây là phong trào cách mạng mang đậm tính dân tộc hơn tính giai cấp.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra đối với xã hội Việt Nam?

  1. Đời sống của các tầng lớp nhân dân vẫn gặp khó khăn do chính sách tăng thuế của chính quyền thuộc địa.
  2. Các tầng lớp nhân dân trong xã hội phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
  3. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
  4. Đời sống của đa số nhân dân khó khăn, họ hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hòa bình.

III. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 được biểu hiện ở chỗ nào?

  1. Diễn ra trên quy mô rộng lớn chưa từng thấy.
  2. Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
  3. Lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng.
  4. Không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.

Câu 2: So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương chính trị (10 - 1930) không có sự khác biệt về khía cạnh nào?

  1. Lực lượng cách mạng.
  2. Phạm vi, quy mô.
  3. Mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc - dân chủ.
  4. Phương hướng chiến lược của cách mạng.

Câu 3: Phong trào cách mạng ở Việt Nam trong những năm 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  1. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
  2. Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hợp pháp.
  3. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
  4. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng.

Câu 4: Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?

  1. Chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
  2. Tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
  3. Hình thành khối liên minh công nông binh cho cách mạng Việt Nam.
  4. Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là một phân bố độc lập.

Câu 5: Luận cương chính trị (10/1930) có điểm gì khác biệt so với Cương lĩnh chính trị (2/1930) của Đảng?

  1. Luận cương xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh đòi dân sinh dân chủ.
  2. Luận cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
  3. Luận cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
  4. Luận cương xác định nhiệm vụ đấu tranh dân tộc là hàng đầu, nhưng không để ra được sách lược liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc.

Câu 6: Luận cương chính trị tháng 10/1930 và Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 có điểm gì tương đồng?

  1. Khẳng định công nhân và tư sản dân tộc là lực lượng cơ bản của cách mạng.
  2. Xác định cách mạng Đông Dương có mối liên hệ mật thiết với cách mạng thế giới.
  3. Xác định phản đế và phản phong kiến là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
  4. Xác định liên minh công – nông là lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Câu 7: Chính sách nào sau đây của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh không được thực hiện trong thời gian tồn tại?

  1. Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp.
  2. Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo.
  3. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân.
  4. Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp.

Câu 8: Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh là không đúng?

  1. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân trong cả nước.
  2. Đây là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập ra.
  3. Đã chứng tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới.
  4. Đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân.

Câu 9: Bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh là gì?

  1. Chính quyền dân chủ tư sản.
  2. Chính quyền của dân.
  3. Chính quyền của dân, do dân, vì dân.
  4. Chính quyền của nhà nước chuyên chính vô sản.

Câu 10: Một trong những điểm khác biệt của phong trào 1930 – 1931 so với các phong trào đấu tranh trước đó là gì?

  1. Phong trào mang tính chất dân chủ tư sản.
  2. Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.
  3. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  4. Xác định đúng đường lối đấu tranh.

IV. VẬN DỤNG CAO (05 CÂU)

Câu 1: Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ - Tĩnh có gần 2 vạn nông dân tham gia diễn ra ở đâu?

  1. Anh Sơn.
  2. Hưng Nguyên.
  3. Thanh Chương.
  4. Can Lộc.

Câu 2: Bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là gì?

  1. Xây dựng tổ chức nhân dân trong các chính quyền Xô viết.
  2. Xây dựng khối đoàn kết nhân dân trong các hội cứu quốc.
  3. Xây dựng tổ chức công nhân đấu tranh trên mặt trận chính trị - kinh tế.
  4. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất.

Câu 3: Điền vào chỗ trống.

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn. Phong trào khẳng định đường lỗi (1)…… của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp (2)…… đối với Cách mạng Đông Dương. Từ phong trào, khối liên minh (3)…… được hình thành.

  1. (1) đúng đắn, (2) công nhân, (2) công – nông – binh.
  2. (1) sáng tạo, (2) công nhân, (2) công – nông – binh.
  3. (1) đúng đắn, (2) công nhân, (3) công – nông.
  4. (1) sáng tạo, (2) công nhân, (2) công – nông.

Câu 4: Đâu không phải hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh mà Đảng cộng sản cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau?

  1. Thời gian tồn tại ngắn.
  2. Các chính sách chưa nhiều.
  3. Quy mô chỉ ở cấp xã.
  4. Chưa đưa ra chính sách tích cực.

Câu 5: Trong nội dung của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 có một số nhược điểm là gì?

  1. Chưa thấy được vị trí và vai trò cách mạng Việt Nam.
  2. Nặng về đấu tranh giai cấp, động lực chính của cách mạng là công – nông.
  3. Nhược điểm mang tính chất “hữu khuynh”, giáo điều.
  4. Chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mạng Việt Nam.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay