Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 7: TÂY ÂU
(35 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh nào?
- Chiến tranh để lại nhiều hậu quả nặng nề.
- Mĩ khống chế và chi phối khu vực.
- Nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng.
- Chính trị - xã hội không ổn định.
Câu 2: Đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu đã cơ bản phục hồi, đạt mức trước chiến tranh chủ yếu nhờ vào điều gì?
- Sự liên minh cộng đồng châu Âu.
- Sự nỗ lực của Tây Âu.
- Sự viện trợ của Mĩ.
- Sự liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 3: Quan hệ Mĩ - Tây Âu từ 1945 – 1973 là mối quan hệ như thế nào?
- Trung lập.
- Cạnh tranh.
- Đối đầu.
- Đồng minh.
Câu 4: Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Tây Âu có đặc điểm gì?
- Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
- Khôi phục kinh tế và ổn định chính trị, xã hội.
- Sử dụng tốt nguồn viện trợ tài chính của Mĩ.
- Rơi vào khủng hoảng kinh tế - chính trị.
Câu 5: Cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành
- tổ chức liên kết chính trị, kinh tế lớn nhất hành tinh.
- trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới.
- tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới.
- tổ chức phát triển toàn diện nhất thế giới.
Câu 6: Chính sách đối ngoại nổi bật của Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- Thực hiện chiến lược toàn cầu.
- Chống Đông Âu và Liên Xô.
- Đàn áp các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ, tìm cách chiếm lại các thuộc địa.
Câu 7: Liên minh châu Âu (EU) ra đời nhằm hợp tác trong lĩnh vực gì?
- Văn hóa chung.
- An ninh chung.
- Xã hội chung.
- Quốc phòng chung.
Câu 8: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, nước nào ở Tây Âu vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ và là đồng minh quan trọng nhất của Mĩ?
- Pháp.
- Anh.
- Đức.
- Italia.
Câu 9: Thời gian thành lập Cộng đồng Châu Âu (EC) là lúc nào?
- Tháng 7 - 1967.
- Tháng 3 - 1957.
- Tháng 5 - 1955.
- Tháng 3 - 1958.
Câu 10: Đồng tiền chung châu Âu (EURO) chính thức được đưa vào sử dụng ở các nước EU vào năm nào?
- Năm 1979.
- Năm 1995.
- Năm 2002
- Năm 1999.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Nhân tố khách quan giúp Tây Âu phát triển kinh tế nhanh và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới là gì?
- Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài.
- Áp dụng thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
- Sự quản lí và điều tiết có hiệu quả của nhà nước.
- Sự nỗ lực của người dân và sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 2: ASEM là tên viết tắt của tổ chức nào?
- Diễn đàn hợp tác Á – Âu.
- Diễn đàn kinh tế thế giới.
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 3: Điểm chung giữa Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?
- Cùng thực hiện chiến lược toàn cầu.
- Tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài.
- Liên minh chặt chẽ với nhau.
- Trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Câu 4: Mục tiêu của Liên minh Châu Âu (EU) là gì?
- Liên minh về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật.
- Liên minh về kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh.
- Liên minh về kinh tế, tiền tệ, khoa học kỹ thuật.
- Duy trì hoà bình an ninh khu vực.
Câu 5: Đặc điểm chung về kinh tế của các nước Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
- Khủng hoảng suy thoái, kéo dài.
- Là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Đều bước vào thời kì phát triển cực thịnh về mọi mặt.
Câu 6: Năm 1951, “Cộng đồng than - thép Châu Âu” (ECSC) ra đời gồm những quốc gia nào?
- Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua.
- Pháp, CHLB Đức, Italia, Áo, Hà Lan, Lúcxămbua.
- Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua.
- Pháp, CHLB Đức, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua, Tây Ban Nha.
Câu 7: Trong giai đoạn 1950 – 1973, kinh tế Tây Âu phát triển bởi nhiều nguyên nhân, nguyên nhân nào sau đây không đúng?
- Áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật
- Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước
- Không bị chiến tranh tàn phá.
- Tận dụng tốt các cơ hội từ bên ngoài.
Câu 8: Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân góp phần thúc đẩy Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn thế giới?
- Sự hợp tác có hiệu quả với các nước ở Châu Á.
- Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất
- Vai trò lãnh đạo quản lý có hiệu quả của nhà nước.
- Tận dụng được các yếu tố bên ngoài để phát triển.
Câu 9: Nhận xét “Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh” xuất phát từ cơ sở nào sau đây ?
- Đây là tổ chức có số lượng thành viên nhiều nhất.
- Tổ chức này chiếm ¼ sản lượng GDP của thế giới.
- Có quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới.
- Mở rộng thành viên kết nối hai châu lục Á Âu.
Câu 10: Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì nguyên nhân gì?
- Muốn xây dựng nhà nước tư bản mang màu sắc của châu Âu.
- Kinh tế đã phục hồi, muốn thoát khỏi sự khống chế, ảnh hưởng của Mỹ.
- Bị cạnh tranh quyết liệt bởi kinh tế Mĩ và Nhật Bản.
- Muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của Tây Âu.
III. VẬN DỤNG (10 CÂU)
Câu 1: Thách thức lớn nhất của các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt hiện nay là gì?
- Đồng tiền chung Euro khi nhiều quốc gia đang bị khủng hoảng, mất giá.
- Các cuộc di cư đến châu Âu không thể kiểm soát từ Trung Đông Châu Phi.
- Những thách thức từ sự già hóa dân số và hiện tượng của phong trào ly khai.
- Sự gia tăng của xu hướng li khai, chủ nghĩa khủng bố đe dọa toàn châu Âu.
Câu 2: Sự kiện nước Anh muốn rời khỏi Liên minh châu Âu EU (từ năm 2016) đã tác động gì đến tình hình chung của khối ?
- Gây khó khăn trong quan hệ trao đổi tài chính trong khu vực.
- Làm đảo lộn nền kinh tế - tài chính của các nước trong khu vực.
- Làm đảo lộn tình hình tài chính, chính trị, an ninh của khu vực.
- Gây khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa giữa anh và khu vực.
Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), các nước Tây Âu có hành động gì đối với các thuộc địa thuộc địa cũ?
- Đa số ủng hộ vấn đề độc lập ở các thuộc địa.
- Tìm cách biến các nước thuộc thế giới thứ ba thành thuộc địa kiểu mới.
- Ủng hộ việc thiết lập quyền tự trị ở các thuộc địa.
- Tìm cách tái thiết lập chủ quyền ở các thuộc địa cũ.
Câu 4: Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản Tây Âu về kinh tế và chính trị - xã hội trong những năm 1973 - 1991 là gì?
- Nạn phân biệt chủng tộc.
- Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
- Mặt bằng dân trí thấp.
- Sự phân hoá giàu nghèo lớn.
Câu 5: Quốc gia nào dưới đây đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?
- Anh.
- Hà Lan.
- Bồ Đào Nha.
- Thụy Điển.
Câu 6: Trong những năm 1950 - 1973, quốc gia nào ở Tây Âu có xu hướng phát triển quan hệ ngoại giao với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác?
- Pháp.
- Anh.
- Hà Lan.
- Áo.
Câu 7: Nét nổi bật nhất trong tình hình đối ngoại của các nước Tây Âu những năm 1950 - 1973 là gì?
- Chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ.
- Các nước Tây Âu thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
- Nhiều nước thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan,… tuyên bố độc lập, đánh dấu thời
kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới. - Một số nước Tây Âu chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN
khác, phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.
Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân đưa Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?
- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật.
- Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước.
- Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC).
- Khai thác, bóc lột thuộc địa.
Câu 9: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian.
(1) Sáu nước Tây Âu thành lập “Cộng đồng than thép châu Âu”.
(2) Thành lập “Cộng đồng châu Âu” (EC).
(3) Thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.
- A. (2) à (3) à (1).
- (1) à (2) à (3).
- (1) à (3) à (2).
- (3) à (2) à (1).
Câu 10: Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
- Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.
- Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.
- Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.
- Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.
IV. VẬN DỤNG CAO (05 CÂU)
Câu 1: Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 – 1973 so với những năm 1945 – 1950 là gì?
- Tiến hành hợp tác, liên kết khu vực.
- Một mặt liên minh với Mĩ, mặc khác cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
- Anh tiếp tục liên minh với Mĩ, Pháp và Đức trở thành đối tượng của Mĩ.
- Từ bỏ chính sách liên minh với Mĩ, thực hiện chính sách biệt lập.
Câu 2: Bản chất mối quan hệ giữa Việt Nam và EU hiện nay là gì?
- Đối đầu căng thẳng.
- Hợp tác hạn chế trên một số lĩnh vực.
- Hợp tác trên lĩnh vực chính trị - quân sự là chủ yếu.
- Đối thoại, hợp tác.
Câu 3: Sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (2016) là biểu hiện của xu hướng nào?
- Dân tộc hóa nền kinh tế tài chính của khu vực.
- Chống lại xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa.
- Toàn cầu hóa, khu vực hóa.
- Liên kết khu vực.
Câu 4: Sự thành lập EU mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các nước thành viên tham gia?
- Hợp tác cùng phát triển.
- Mở rộng thị trường.
- Tăng sức cạnh tranh, tránh sự chi phối từ bên ngoài.
- Giúp đỡ nhau khi khó khăn.
Câu 5: Biểu hiện cao nhất của sự liên kết giữa các nước trong Liên minh châu Âu là gì?
- Kí hiệp ước Maxtrích.
- Ra đồng tiền chung châu Âu.
- Bầu cử nghị viện châu Âu.
- Hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại qua biên giới của nhau.