Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925

(35 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tổng số vốn thực dân Pháp đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là Việt Nam để thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần hai từ 1924 - 1929 là bao nhiêu?

  1. Khoảng 2 tỉ phrăng.
  2. Khoảng 3 tỉ phrăng.
  3. Khoảng 4 tỉ phrăng.
  4. Khoảng 5 tỉ phrăng.

Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

  1. Công nghiệp chế biến.
  2. Nông nghiệp.
  3. Nông nghiệp và thương nghiệp.
  4. Giao thông vận tải.

Câu 3: Giai cấp nào ở Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Nông dân.
  2. Địa chủ.
  3. Tư sản.
  4. Trí thức phong kiến.

Câu 4: Một trong những biện pháp thực dân Pháp đã áp dụng làm cho ngân sách Đông Dương tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ 1912 - 1930 là gì?

  1. Chia ruộng đất cho dân cày.
  2. Tăng thuế.
  3. Xuất khẩu lúa gạo sang Pháp.
  4. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.

Câu 5: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam là lực lượng nào?

  1. Đại địa chủ.
  2. Nông dân.
  3. Tư sản mại bản.
  4. Trí thức phong kiến.

Câu 6: Ở Việt Nam, cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp đã dẫn đến sự ra đời của các giai cấp mới nào?

  1. Công nhân, nông dân, tư sản.
  2. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
  3. Tư sản, tiểu tư sản.
  4. Địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 7: Cuộc đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam khởi xướng trong những năm 1919 - 1925 là gì?

  1. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
  2. Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì.
  3. Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.
  4. “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa”.

Câu 8: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận là gì?

  1. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
  2. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
  3. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
  4. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Câu 9: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma-rốc… lập ra tổ chức nào dưới đây?

  1. Tâm tâm xã. 
  2. Tân Việt cách mạng đảng.
  3. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  4. Hội Liên hiệp thuộc địa.

Câu 10: Những tờ báo tiến bộ bằng tiếng Pháp của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong những năm 1919-1925 là những tờ báo nào?

  1. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
  2. Chuông rè, Người nhà quê, Hữu thanh.
  3. An Nam trẻ, Nhành lúa, Tiếng dân.
  4. Thời mới, Người nhà quê, Chuông rè.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam vì nguyên nhân gì?

A.Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

  1. Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế, tài chính bị kiệt quệ.
  2. Nguồn nhân công ở Việt Nam dồi dào.
  3. Pháp muốn trút gánh nặng của khủng hoảng thừa lên vai nhân dân Việt Nam.

Câu 2: Mục đích chính trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung Việt Nam nói riêng là gì?

  1. Bù đắp thiệt hại do chiến tranh và khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh.
  2. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam và Đông Dương.
  3. Khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh.
  4. Tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt của Việt Nam.

Câu 3: Điểm mới trong chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp là gì?

  1. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
  2. Cướp đoạt toàn bộ ruộng đất của nông dân lập đồn điền.
  3. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng.
  4. Đầu tư với tốc độ nhanh, qui mô khai thác lớn vào các ngành kinh tế.

Câu 4: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), thực dân Pháp mở rộng ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam?

  1. Nguồn nguyên liệu sẵn có, nhân công dồi dào.
  2. Đây là ngành kinh tế duy nhất thụ nhiều lợi nhuận.
  3. Đây là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam.
  4. Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào công nghiệp.

Câu 5: Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này có tính chất gì?

  1. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
  2. Lật đổ được sự thống trị của tư sản và phong kiến.
  3. Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga
  4. Giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân.

Câu 6: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) trong bối cảnh thế giới như thế nào?

  1. Nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa ổn định.
  2. Hệ thống thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa Âu - Mĩ bị thu hẹp.
  3. Các nước tư bản châu Âu gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề.
  4. Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh.

Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó chủ yếu nhất là mâu thuẫn giữa

  1. tư sản và địa chủ phong kiến tay sai cho Pháp.
  2. toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp và tay sai.
  3. công nhân và tư sản.
  4. nông dân và địa chủ.

Câu 8: Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (25/12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản vì tổ chức này

  1. bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa.
  2. đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
  3. giúp nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Pháp.
  4. chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Câu 9: Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người

  1. dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
  2. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
  3. dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
  4. tham dự thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

Câu 10: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) là mốc đánh dấu điều gì?

  1. Sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.
  2. Bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
  3. Sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
  4. Bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

III. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về phương diện nào?

  1. Lực lượng cách mạng.
  2. Khuynh hướng chính trị.
  3. Đối tượng cách mạng.
  4. Mục tiêu trước mắt.

Câu 2: Tính chất cách mạng non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 - 1925 được thể hiện ở việc gì?

  1. Chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
  2. Chưa thành lập được các tổ chức chính trị của mình.
  3. Sẵn sàng thỏa hiệp khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi.
  4. Chưa tập hợp được quần chúng nhân dân để phát động các cuộc đấu tranh.

Câu 3: Từ năm 1919 đến năm 1925, có nhiều sự kiện của thế giới đã tác động, ảnh hưởng tích cực đến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, ngoại trừ sự kiện gì?

  1. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
  2. cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản Âu - Mĩ.
  3. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
  4. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây là nhân tố chủ quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
  2. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông dâng cao.
  3. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
  4. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh.

Câu 5: Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là gì?

  1. Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
  2. Ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
  3. Ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.
  4. Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.

Câu 6: Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 là gì?

  1. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.    
  2. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.     
  3. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
  4. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam?

  1. Cơ cấu kinh tế phát triển mất cân đối
  2. Kinh tế có sự chuyển biến ít nhiều nhưng chỉ mang tính cục bộ
  3. Kinh tế Việt Nam ngày càng cột chặt vào kinh tế Pháp
  4. Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa

Câu 8: Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thuộc địa đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội nào?

  1. Nông dân với địa chủ phong kiến.
  2. Tư sản với vô sản.
  3. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
  4. Nông dân với đế quốc Pháp.

Câu 9: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vào

  1. Đồn điền cao su.
  2. Công nghiệp hóa chất.
  3. Công nghiệp luyện kim. 
  4. Ngành chế tạo máy.

Câu 10: Điểm khác nhau trong cơ cấu vốn đầu tư của thực dân Pháp giữa trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) là gì?

  1. Chủ yếu là vốn của tư bản nhà nước.
  2. Chủ yếu là vốn của tư bản tài chính.
  3. Chủ yếu là vốn của tư bản tư nhân.
  4. Chủ yếu là vốn của tư bản độc quyền.

IV. VẬN DỤNG CAO (05 CÂU)

Câu 1: Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản

  1. Chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa.
  2. Chưa được giác ngộ về chính trị.
  3. Nhỏ yếu về kinh tế và non kém về chính trị.
  4. Chỉ đấu tranh đòi quyền lợi giai cấp.

Câu 2: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp về cơ bản không thay đổi vì nguyên nhân nào?

  1. Không xây dựng các ngành công nghiệp nặng ở Việt Nam.
  2. Tăng cường đánh thuế nặng vào các ngành kinh tế.
  3. Hạn chế sự phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng.
  4. Bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp và khai thác mỏ.

Câu 3: Thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là gì?

  1. Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp.
  2. Thực hiện chính sách “chia để trị”.
  3. Câu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân.
  4. Khủng bố, đàn áp nhân dân ta.

Câu 4: Đặc điểm quyết định giai cấp công nhân có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là gì?

  1. Có hệ tư tưởng tiến bộ soi đường.
  2. Có quan hệ gắn bó với nông dân.
  3. Bị nhiều tầng áp bức bóc lột.
  4. Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.

Câu 5: Trong bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên viết Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười đã phản ánh sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

  1. Ra đi tìm đường cứu nước.
  2. Đọc Tuyên ngôn độc lập.
  3. Đưa bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Vecxai.
  4. Đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê-nin.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay