Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939

(35 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7 - 1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp công nhân thế giới là ai?

  1. Chủ nghĩa phát xít.
  2. Chủ nghĩa thực dân.
  3. Chủ nghĩa đế quốc.
  4. Chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Câu 2: Trong thời kì 1936 - 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh dưới hình thức nào?

  1. Công khai, bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
  2. Công khai, hợp pháp và bí mật.
  3. Bí mật và bất hợp pháp.
  4. Công khai, bí mật, hợp pháp và đấu tranh vũ trang.

Câu 3: Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 7-1936 là thành lập tổ chức nào?

  1. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
  2. Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương.
  3. Mặt trận dân tộc Đông Dương.
  4. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 4: Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 diễn ra vào lúc nào và ở đâu?

  1. A. Ngày 1 - 5- 1936, tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội.
  2. Ngày 1 - 5 - 1938, tại khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ.
  3. Ngày 1 - 5 - 1938, tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội.
  4. Ngày 1 - 5 - 1939, tại Sài Gòn - Chợ Lớn.

Câu 5: Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện được việc gì?

  1. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.
  2. Đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
  3. Giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.
  4. Kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật.

Câu 6: Trong những năm 1936 - 1939, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm gì?

  1. Phục hồi và phát triển.
  2. Phát triển nhanh.
  3. Khủng hoảng, suy thoái.
  4. Phát triển xen kẽ khủng hoảng.

Câu 7: Phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất nhằm đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ trong thời kỳ 1936 - 1939 là

  1. phong trào Đông Dương đại hội.
  2. mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động (1/5/1938).
  3. vận động đưa người của Mặt trận dân chủ Đông Dương ứng cử vào Viện Dân biểu.
  4. xuất bản nhiều tờ báo công khai tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh.

Câu 8: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là gì?

  1. Chống đế quốc và chống phong kiến.
  2. Chống phát xít và chống chiến tranh.
  3. Chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình.
  4. Chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.

Câu 9: Đến tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên thành gì?

  1. Mặt trận dân tộc Đồng Dương.
  2. Mặt trận Phản đế Đông Dương.
  3. Mặt trận Việt Minh.
  4. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 10: Tác phẩm Vấn đề dân cày do ai soạn thảo?

  1. Trường Chinh và Lê Hồng Phong.
  2. Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh.
  3. Nguyễn Văn Cừ và Lê Duẩn.
  4. Phạm Văn Đồng và Trần Phú.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Ý nghĩa nào sau đây không phải của phong trào 1936 - 1939?

  1. Chứng minh năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương.
  2. Buộc chính quyền thực dân phải thực hiện một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
  3. Là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
  4. Là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?

  1. Lần đầu tiên hình thành trên thực tế liên minh công - nông.
  2. Xây dựng được lực lượng chính trị quần chúng đông đảo cho cách mạng.
  3. Là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  4. Bước đầu khẳng định năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 3: Cuộc diễn tập lần thứ hai của Đảng và và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

  1. phong trào cách mạng 1930 - 1931.
  2. phong trào dân chủ 1936 - 1939.
  3. cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.
  4. cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945.

Câu 4: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?

  1. Là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  2. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.
  3. Tư tưởng Mác - Lê-nin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến sâu rộng.
  4. Bước đầu khẳng định năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 chấm dứt là gì?

  1. Liên Xô suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.
  2. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
  3. Bọn phản động thuộc địa phản công phong trào cách mạng.
  4. Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của cách mạng trong thời kỳ 1936 - 1939?

  1. Chống đế quốc và phong kiến, làm cho nước Việt Nam, độc lập, tư do.
  2. Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.
  3. Đấu tranh đòi tự do, dân sinh , dân chủ, cơm áo và hòa bình.
  4. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.

Câu 7: Năm 1936, ở Việt Nam các ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì?

  1. Để lập ra các hội ái hữu thay cho Công hội đỏ, Nông hội đỏ.
  2. Chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền.
  3. Biểu dương lực lượng khi đón phái viên của chính phủ Pháp.
  4. Thu thập “dân nguyện” tiến tới Đông Dương đại hội.

Câu 8: Yếu tố khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong những năm 1936 – 1939 là gì?

  1. Chính phủ Pháp cử phía viên sang điều tra tình hình Đông Dương.
  2. Quốc tế Cộng sản tổ chức Đại hội lần thứ VII.
  3. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
  4. Ở Đông Dương có Toàn quyền mới.

Câu 9: Ý nghĩa lớn nhất của phong trào Đông Dương đại hội trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là gì?

  1. A. Đông đảo quần chúng lao động đã được thức tỉnh, Đảng tích lũy thêm kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh.
  2. Uy tín của Đảng Cộng sản Đông Dương được nâng cao.
  3. Thực dân Pháp phải ban hành luật lao động ngày làm 8 giờ.
  4. Thực dân Pháp ở Đông Dương phải thả tù chính trị.

Câu 10: Cơ sở để Đảng cộng sản Đông Dương đề ra đường lối đấu tranh trong những năm 1936 – 1939 là gì?

  1. Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế cộng sản và hoàn cảnh lịch sử trong nước.
  2. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
  3. Tình hình thế giới có nhiều thay đổi do Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản.
  4. Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Đông Dương hết sức khó khăn, yêu cầu dân sinh dân chủ trở nên bức thiết.

III. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Điểm giống nhau trong phong trào 1930 - 1931 và phong trào 1936 - 1939 là gì?

  1. Sử dụng hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng.
  2. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
  3. Tập hợp quần chúng trong một mặt trận thống nhất.
  4. Để lại bài học về sự liên minh công nông.

Câu 2: Phong trào 1936 - 1939 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?

  1. Xây dựng liên minh công nông vững chắc.
  2. Dùng bạo lực để đấu tranh giành chính quyền.
  3. Tổ chức quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
  4. Xây dựng lực lượng vũ trang và chính trị hùng mạnh.

Câu 3: Phong trào cách mạng 1936-1939 ở Việt Nam không có đặc điểm nào sau đây ?

  1. Mục tiêu đấu tranh triệt để.
  2. Hình thức đấu tranh phong phú.
  3. Thu hút đông đảo quần chúng.
  4. Phong trào có tổ chức chặt chẽ.

Câu 4: Hình thức đấu tranh xuất hiện lần đầu tiên trong phong trào 1936 - 1939 ở Việt Nam là gì?

  1. Đấu tranh báo chí.
  2. Đấu tranh đòi thả tù chính trị.
  3. Đấu tranh đòi tự do, dân sinh.
  4. Đấu tranh nghị trường.

Câu 5: Yếu tố khách quan nào đã tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong những năm 1936 - 1939?

  1. Ở Đông Dương có toàn quyền mới.
  2. Quốc tế cộng sản tổ chức đại hội lần thứ V.
  3. Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
  4. Chính phủ phát xít chuẩn bị gây chiến tranh thế giới.

Câu 6: Những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 bước đầu được Đảng Cộng sản Đông Dương khắc phục tại hội nghị nào?

  1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.
  2. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936.
  3. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941.
  4. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1940.

Câu 7: Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam mang tính dân tộc là nhận xét

  1. sai vì phong trào chỉ rõ những quyền dân chủ.
  2. sai vì phong trào chỉ chống bọn phản động thuộc địa.
  3. đúng vì phong trào đòi quyền lợi từ tay kẻ thù của dân tộc.
  4. đúng vì phong trào là một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 8: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm gì mới so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?

  1. Kết hợp hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp với bí mật bất hợp pháp.
  2. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương cụ thể cho hoàn cảnh mới.
  3. Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ dưới nhiều hình thức đấu tranh.
  4. Là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Câu 9: Vì sao phong trào 1936-1939 được gọi là cuộc vận động dân chủ?

  1. Hướng vào mục tiêu trước mắt đòi quyền tự do dân chủ.
  2. Đã hưởng ứng cuộc vận động dân chủ trên thế giới.
  3. Đã thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương.
  4. Chủ yếu là đấu tranh hòa bình, hợp pháp.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng bài học kinh nghiệm Đảng Cộng sản Đông Dương có thể rút ra từ phong trào dân chủ 1936 - 1939?

  1. Lãnh đạo quần chúng giành chính quyền bằng bạo lực.
  2. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
  3. Xây dựng chính quyền cách mạng.
  4. Lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa từng phần.

IV. VẬN DỤNG CAO (05 CÂU)

Câu 1: Tại Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do ai dẫn đầu đến dự Đại hội?

  1. Nguyễn Ái Quốc.
  2. Nguyễn Đức Cảnh.
  3. Nguyễn Văn Cừ.
  4. Lê Hồng Phong.

Câu 2: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) là gì?

  1. Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.
  2. Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.
  3. Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.
  4. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh.

Câu 3: Cơ sở nào để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936 - 1939?

  1. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới.
  2. Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.
  3. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách nới lỏng cho thuộc địa.
  4. Đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ.

Câu 4: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã

  1. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.
  2. Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.
  3. Bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân.
  4. Xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo

Câu 5: Ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?

  1. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức phương pháp đấu tranh phong phú.
  2. Tập hợp một lượng công - nông hùng mạnh.
  3. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.
  4. Uy tín của Đảng được nâng cao trong quần chúng nhân dân.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay