Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 19: BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951 – 1953)
(35 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương ngày 23/12/1950 được kí kết bởi những nước nào?
- Anh và Nhật.
- Mĩ và Nhật.
- Mĩ và Pháp.
- Anh và Pháp.
Câu 2: Ngày 23/12/1950 Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương nhằm viện trợ cho Pháp về phương diện nào?
- Quân sự.
- Kinh tế - tài chính.
- Kinh tế - tài chính, y tế.
- Quân sự, kinh tế - tài chính.
Câu 3: Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ 9/1951 được kí kết giữa ai với ai?
- Mĩ và Pháp.
- Mĩ và Ngô Đình Diệm.
- Mĩ và Trung Hoa Dân Quốc.
- Mĩ và Bảo Đại.
Câu 4: Để ràng buộc chính phủ Bảo Đại, Mĩ đã kí với Bảo Đại hiệp ước nào sau đây?
- Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ (1951).
- Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (1950).
- Hiệp ước ABM (1972).
- Hiệp định SALT-1(1972).
Câu 5: Cuối 1950, Pháp dựa vào viện trợ của Mĩ đã đề ra kế hoạch nào sau đây?
- Kế hoạch Rơ ve.
- Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
- Kế hoạch Nava.
- Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
Câu 6: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) diễn ra ở đâu?
- Pác Bó (Cao Bằng).
- Hóc Môn (Gia Định).
- Hương Cảng (Trung Quốc).
- Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
Câu 7: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) đã thông qua hai báo cáo quan trọng của ai?
- Hồ Chí Minh và Trường Chinh.
- Hồ Chí Minh và Trần Phú.
- Trường Chinh và Lê Hồng Phong.
- Trần Phú và Trường Chinh.
Câu 8: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi là gì?
- Đảng Dân chủ Việt Nam.
- Đảng Lao động Việt Nam.
- Đảng Dân chủ Đông Dương.
- Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 9: Đại hội II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã lấy tờ báo nào làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng?
- Báo Tuổi trẻ.
- Báo Nhân dân.
- Báo Thanh niên.
- Báo An ninh.
Câu 10: Ai được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng tại Đại hội đại biểu lần thứ II (1951)?
- Trần Phú.
- Hồ Chí Minh.
- Trường Chinh.
- Lê Hồng Phong.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Đại hội Đảng nào sau đây được đánh coi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”?
- Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986)
- Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (1945).
- Đại hội lần thứ II của Đảng (1951).
- Đại hội Đại biểu lần thứ III của Đảng (1960).
Câu 2: Là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”, đó là ý nghĩa của sự kiện nào?
- Hội nghị lần I Ban chấp hành Trung ương Đảng 1935.
- Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương 1951.
- Hội nghị thành lập Đảng 1930
- Đại hội lần thứ III của Đảng 1960.
Câu 3: Ý nào không phản ánh đúng nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2/1950)?
- Thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.
- Bầu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng.
- Thông qua bản “Báo cáo chính trị” và “Bàn về cách mạng Việt Nam”.
- Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 4: Mục đích Mĩ kí “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” với Pháp năm 1950 và “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ” với Bảo Đại năm 1951 là gì?
- Từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
- Viện trợ kinh tế, tài chính cho Pháp và Bảo Đại.
- Tạo sự ràng buộc về kinh tế, quân sự với Pháp.
- Trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại.
Câu 5: Kế hoạch Đờ Lát đơ Việt Namtxinhi (1950) được thực hiện đã tác động gì đến cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam?
- Gặp khó khăn trong việc tổ chức xây dựng lực lượng kháng chiến.
- Làm cho cuộc kháng chiến trở nên khó khăn, phức tạp.
- Thu hẹp vùng tự do, vùng giải phóng của Việt Nam.
- Hạn chế sự chi viện từ các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 6: “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến” là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đội ngũ nào?
- Nhà báo Việt Nam.
- Văn nghệ sĩ Việt Nam.
- Trí thức Việt Nam.
- Nhà giáo Việt Nam.
Câu 7: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951) đã thông qua những văn kiện quan trọng nào?
- Báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- Báo cáo chính trị và Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.
Câu 8: Vì sao nói Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951) có tác dụng quyết định đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam tiến lên?
- Vì đã hoàn chỉnh đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Vì đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng riêng.
- Vì đã đề ra được đường lối kháng chiến của cả ba nước Đông Dương.
- Vì đã đánh dấu bước trưởng thành về tư tưởng và tổ chức của Đảng.
Câu 9: Đại hội Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 2 (2/1951) đánh dấu bước ngoặt mới nào đối với sự phát triển của cách mạng nước ta?
- Các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
- Là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”, đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta.
- Là nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.
- Thành lập các mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Đông Dương.
Câu 10: Sự kiện nào thể hiện Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương?
- Ngày 7/2/1950, Mĩ chính thức công nhận chính phủ Bảo Đại.
- Ngày 13/5/1950, Pháp thông qua kế hoạch Rơve.
- Tháng 7/1950, Mĩ đặt phái đoàn cố vấn quân sự đặc biệt MAAG ở Việt Nam.
- Ngày 23/12/1950, Mĩ kí với Pháp hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
III. VẬN DỤNG (10 CÂU)
Câu 1: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1951 - 1953?
- Củng cố được niềm tin của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Quân Việt Nam giành được thắng lợi trên nhiều lĩnh vực.
- Việt Nam tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.
- Việt Nam đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao.
Câu 2: Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945 – 1954) vì nguyên nhân gì?
- Muốn giúp Pháp hoàn thành xâm lược Đông Dương.
- Cả Pháp và Mĩ cùng trong phe tư bản chủ nghĩa.
- Muốn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
- Muốn thúc đẩy tự do dân chủ ở khu vực Đông Dương.
Câu 3: Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (tháng 12/1950) của thực dân Pháp ở Đông Dương không có nội dung nào dưới đây?
- Tăng cường phòng ngự trên Hành lang Đông - Tây.
- Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
- Xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
- Kết hợp chiến tranh tâm lý với chiến tranh kinh tế.
Câu 4: Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ ở Đông Dương trong những năm 1951 - 1953?
- Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
- Đưa quân đội tham chiến trực tiếp.
- Từng bước thay chân quân Pháp.
- Quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.
Câu 5: “Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt kể từ ngày ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng” là nội dung của báo cáo nào được trình bày tại Đại hội Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951)?
- Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh.
- Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh.
- Bản đề cương văn hóa của Trường Chinh.
- Báo cáo chính trị của Lê Duẩn.
Câu 6: Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?
- Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
- Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến.
- Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
- Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Câu 7: Việc Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi có tác động như thế nào đến cuộc chiến kháng chiến của nhân dân Việt Nam?
- Hậu phương của Việt Nam bị đánh phá, sự liên lạc giữa các căn cứ bị cắt đứt.
- Việt Nam bị mất đất, mất dân, vùng kiểm soát bị thu hẹp.
- Quân chủ lực của Việt Nam bị phân tán dễ dẫn đến thất bại.
- Chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn, vùng sau lưng địch gặp nhiều khó khăn.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi với kế hoạch Rơve của Pháp – Mĩ?
- Cục diện chiến trường Đông Dương.
- Mục tiêu chiến tranh.
- Lực lượng hỗ trợ chiến tranh.
- Kết quả của kế hoạch.
Câu 9: Trong 7 anh hùng được chọn để biểu dương trong phong trào thi đua ái quốc (1- 5 -1952), có anh hùng nào tham gia trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
- Nguyễn Thị Chiên.
- Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh.
- La Văn Cầu.
- Nguyễn Quốc Trị.
Câu 10: Từ việc thành lập Mặt trận Liên Việt (3-1951) Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì về xây dựng mặt trận hiện nay?
- Xây dựng khối liên minh công - nông.
- Xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
- Đoàn kết các tôn giáo.
- Đoàn kết các dân tộc.
IV. VẬN DỤNG CAO (05 CÂU)
Câu 1: Điểm mới trong Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951) là gì?
- Thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Thông qua Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của đồng chí Trường Chinh.
- Đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai.
- Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử.
Câu 2: Viện trợ của Mĩ cho Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 chiếm bao nhiêu phần trăm ngân sách chiến phí?
- 54%.
- 73%.
- 65%.
- 60%.
Câu 3: Năm 1952, phong trào Bình dân học vụ đã giúp bao nhiêu người thoát nạn mù chữ?
- 10 triệu.
- 12 triệu.
- 14 triệu.
- 15 triệu.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm hạn chế của kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi (1950) ?
- Vừa tập trung vừa phân tán lực lượng.
- Vừa củng cố vừa mở rộng lực lượng.
- Vừa phân tán lực lượng vừa chiếm các vị trí quan trọng.
- Vừa tập trung lực lượng vừa phát triển đội quân nòng cốt.
Câu 5: Anh hùng lao động nào được vinh danh tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được mệnh danh là “cha đẻ” của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam?
- Ngô Gia Khảm.
- Hoàng Hanh.
- Trần Đại Nghĩa.
- Cù Chính Lan.