Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954)

(35 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Nội dung kế hoạch Nava của Pháp 1953 được chia thành mấy bước?

  1. 2 bước.
  2. 3 bước.
  3. 4 bước.
  4. 5 bước.

Câu 2: Kế hoạch quân sự được xem là lớn nhất trong quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp từ 1945 - 1954?

  1. Kế  hoạch Rơve.
  2. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
  3. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
  4. Kế hoạch Nava.

Câu 3: Để thực hiện kế hoạch Nava, Pháp đã tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh gồm bao nhiêu tiểu đoàn quân cơ động?

  1. 40 tiểu đoàn.
  2. 40 tiểu đoàn.
  3. 44 tiểu đoàn.
  4. 46 tiểu đoàn.

Câu 4: Pháp tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, tổng số binh lực của Pháp lúc cao nhất là bao nhiêu?

  1. 15 200 quân.
  2. 16 200 quân.
  3. 17 200 quân
  4. 18 200 quân.

Câu 5: Thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành bao nhiêu phân khu và cụm cứ điểm?

  1. 3 phân khu và 39 cụm cứ điểm.
  2. 4 phân khu và 49 cụm cứ điểm.
  3. 3 phân khu và 49 cụm cứ điểm.
  4. 3 phân khu và 59 cụm cứ điểm.

Câu 6: Chiến dịch Điện Biên Phủ được coi là một chiến dịch lịch sử của quân đội Việt Nam được chia làm bao nhiêu đợt?

  1. 2 đợt.
  2. 3 đợt.
  3. 4 đợt.
  4. 5 đợt.

Câu 7: Cụm cứ điểm nào dưới đây gắn liền với thắng lợi của Việt Nam trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?

  1. Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.
  2. Đoan Hùng, Khe Lau.
  3. Him Lam, Đồi A1, C1, D1…
  4. Thất Khê, Đông Khê, Đình Lập.

Câu 8: Hội nghi Giơnevơ được triệu tập theo quyết định của Hội nghị ngoại trưởng 4 nước nào?  

  1. Mĩ, Anh Pháp, Trung Quốc.
  2. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
  3. Đức, Mĩ, Anh, Pháp.
  4. Liên Xô, Mĩ, Đức, Anh.

Câu 9: Trưởng đoàn đại diện cho phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơnevơ là ai?

  1. Hồ  Chí Minh.
  2. Trường Chinh.
  3. Phạm Văn Đồng.
  4. Võ Nguyên Giáp.

Câu 10: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?

  1. 55 ngày đêm.
  2. 56 ngày đêm.
  3. 60 ngày đêm.
  4. 66 ngày đêm.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Tháng 5/1953 Pháp và Mĩ khi đề ra kế hoạch Nava nhằm mục đích gì?

  1. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính ở đồng bằng Bắc Bộ.  
  2. Giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
  3. Tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của Việt Nam.                
  4. Mở rộng vùng chiếm đóng ở khu vực Bắc Bộ của Việt Nam.

Câu 2: Chủ trương cơ bản của Việt Nam trong cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 là gì?

  1. Tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
  2. Giam chân địch trong thành phố, bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến.
  3. Xây dựng và phát triển bộ độ chủ lực.                   
  4. Mở rộng vùng chiếm đóng, giải phóng đất đai.

Câu 3: Trong đông - xuân 1953 – 1954 Việt Nam mở những chiến dịch nào nhằm phân tán lực lượng địch?

  1. Việt Bắc, Tây Bắc, Thượng Lào, Trung Lào.
  2. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Trung Lào.
  3. Biên giới, Hạ Lào, Thượng Lào,Tây Nguyên.
  4. Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên.

Câu 4: Cuộc tiến công chiến lược của Việt Nam trong đông - xuân 1953 – 1954 đã buộc Pháp phải phân tán lực lượng từ Đồng Bằng Bắc Bộ cho những khu vực nào ?

  1. Điện Biên Phủ, Xênô, Thất Khê, Cao Bằng.
  2. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang và Mường Sài, Plâyku.
  3. Điện Biên Phủ, Luông Phabang và Mường Sài, Plâyku, Phong xalì.
  4. Đông Khê, Luông Phabang và Mường Sài, Plâyku, Phong xalì.

Câu 5: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava?

  1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
  2. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953.
  3. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
  4. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 6: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)?

  1. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
  2. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
  3. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.
  4. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954)?

  1. Xây dựng được hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
  2. Liên minh chiến đấu chống Pháp giữa nhân dân ba nước Đông Dương.
  3. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
  4. Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.

Câu 8: Nguyên nhân quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954 của nhân dân Việt Nam là gì?

  1. Sự liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.
  2. Sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
  3. Truyền thống yêu nước ý chí chống giặc bất khuất của nhân dân.
  4. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối đúng đắn sáng tạo.

Câu 9: Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là gì?

  1. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ.
  2. Tiêu diệt bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay, thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ.
  3. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.
  4. Giải phóng 4000km đất đai với 40 vạn dân.

Câu 10: Biểu hiện rõ nhất về sức mạnh quân sự của Pháp ở cứ điểm Điện Biên Phủ là gì?

  1. Để Mỹ viện trợ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.
  2. Nơi đây tập trung đông nhất lực lượng quân Pháp ở chiến trường Đông Dương.
  3. Quân đội Pháp thiện chiến, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

III. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Năm 1953, thực dân Pháp gặp khó khăn nào trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?

  1. Bước đầu để mất quyền chủ động.
  2. Mĩ cắt giảm nguồn viện trợ.
  3. Vùng chiếm đóng bị thu hẹp.
  4. Bị Mĩ ép kết thúc chiến tranh.

Câu 2: Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam đều nhằm mục đích gì?

  1. Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
  2. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực đối phương.
  3. Buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó.
  4. Làm thất bại kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi của thực dân Pháp.

Câu 3: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?   

  1. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
  2. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
  3. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
  4. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài” với Việt Nam.

Câu 4: Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945 – 1954) vì lí do gì?

  1. Muốn giúp Pháp hoàn thành xâm lược Đông Dương.
  2. Cả Pháp và Mĩ cùng trong phe tư bản chủ nghĩa.
  3. Muốn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
  4. Muốn thúc đẩy tự do dân chủ ở khu vực Đông Dương.

Câu 5: Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của quân dân Việt Nam là gì?

  1. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
  2. Tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực quân Pháp.
  3. Giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam.
  4. Phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp.

Câu 6: Trong cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?

  1. Lừa địch để đánh địch.
  2. Đánh điểm, diệt viện.
  3. Đánh vận động và công kiên.
  4. Điều địch để đánh địch.

Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ ở Đông Dương trong những năm 1951 - 1954?

  1. Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
  2. Đưa quân đội tham chiến trực tiếp.
  3. Từng bước thay chân quân Pháp.
  4. Quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến Pháp biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương?

  1. Kế hoạch Nava trong quá trình thực hiện đã có sự điều chỉnh.
  2. Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược do Pháp chủ động lựa chọn.
  3. Pháp rất ý thức về vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên.
  4. Kế hoạch Nava của Pháp đã bị thất bại hoàn toàn.

Câu 9: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam?

  1. Đập tan kế hoạch Nava và mọi ý đồ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
  2. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
  3. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
  4. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.

Câu 10: Luận điểm nào sau đây không chứng minh cho luận điểm Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945?

  1. A. Miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam.
  2. B. Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được quốc tế công nhận.
  3. C. Những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa xã hội đã được gây dựng.
  4. D. Chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, vị thế được nâng cao trên trường quốc tế.

IV. VẬN DỤNG CAO (05 CÂU)

Câu 1: Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là gì?

  1. Vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định.
  2. Không để thời gian thực thi hiệp định quá dài.
  3. Không được tạo ra những vùng chia cắt riêng biệt trên lãnh thổ.
  4. Phải có sự ràng buộc về trách nhiệm thi hành các hiệp định.

Câu 2: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là gì?

  1. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  2. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
  3. Căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
  4. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 3: Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa những yếu tố nào?

  1. Đánh điểm, diệt viện và đánh vận động.
  2. Chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
  3. Tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
  4. Bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.

Câu 4: Những câu thơ sau gợi cho anh (chị) nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)?

“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn!”

  1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
  2. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
  3. Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 – 1954.
  4. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 5: Lấy thân mình chèn bánh pháo là hành động của người anh hùng nào trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954?

  1. Tô Vĩnh Diện.
  2. Phan Đình Giót.
  3. Bế Văn Đàn.
  4. La Văn Cầu.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay