Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965). Nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)

(35 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng?

  1. Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết.
  2. Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
  3. Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng và Chính phủ ra mắt nhân dân thủ đô.
  4. Ngày 16/5/1955, quân Pháp rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng).

Câu 2: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào gì?

  1. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
  2. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
  3. “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.
  4. “Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”.

Câu 3: Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) nổ ra đầu tiên ở đâu?

  1. Vĩnh Thạnh (Bình Định).
  2. Bác Ái (Ninh Thuận).
  3. Trà Bồng (Quảng Ngãi).
  4. Mỏ Cày (Bến Tre).

Câu 4: Ngày 10/10/1954 đánh dấu sự kiện gì trong lịch sử Việt Nam?

  1. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc.
  2. Bộ đội Việt Nam tiến về giải phóng Hà Nội.
  3. Quân Pháp rút khỏi Hải Phòng.
  4. Mĩ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam.

Câu 5: Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ?

  1. An Lão (Bình Định).
  2. Ba Gia (Quảng Ngãi).
  3. Bình Giã (Bà Rịa).
  4. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Câu 6: Để thực hiện mục tiêu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã đề ra kế hoạch gì nhằm bình định miển Nam trong vòng 18 tháng?

  1. Kế hoạch Xtalây – Taylo.
  2. Kế hoạch Giơnxơn – Mác Namara.
  3. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”.
  4. Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam.

Câu 7: Từ năm 1961 đến 1965, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh gì ở miền Nam Việt Nam?

  1. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
  2. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
  3. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
  4. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 8: Từ năm 1954 đến 1960, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh gì ở miền Nam Việt Nam?

  1. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
  2. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
  3. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
  4. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 9: Mĩ áp dụng chiến thuật gì trong chiến lược chiến tranh đặc biệt ở Việt Nam?

  1. Trực thăng vận.
  2. Tìm diệt.
  3. Bình định.
  4. Lập ấp chiến lược.

Câu 10: Ai là người đầu tiên giữ chức Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miển Nam Việt Nam?

  1. Nguyễn Thị Bình.
  2. Lê Đức Thọ.
  3. Nguyễn Hữu Thọ.
  4. Huỳnh Tấn Phát.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Trong thời kì 1954 - 1975, thắng lợi nào là mốc đánh dấu bước chuyển của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

  1. Vạn Tường (1965).
  2. “Đồng khởi” (1959 - 1960).
  3. Tây Nguyên (3/1975).
  4. Mậu Thân (1968).

Câu 2: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?

  1. Quyết định nhất.
  2. Quyết định trực tiếp.
  3. Căn cứ địa cách mạng.
  4. Hậu phương kháng chiến.

Câu 3: Vì sao phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) đánh đấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam?

  1. Chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
  2. Dẫn đến sự ra đời Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
  3. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
  4. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.

Câu 4: Thủ đoạn đóng vai trò “xương sống” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ là gì?

  1. Tăng cường viện trợ quân sự, cố vấn quân sự, quân đội Sài Gòn.
  2. Thực hiện chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
  3. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”.
  4. Lập bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam.

Câu 5: Ý nghĩa nào sau đây không phải của chiến thắng Ấp Bắc (1/1963)?

  1. Làm dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
  2. Chứng minh quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
  3. Đánh dấu sự phá sản bước đầu của chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
  4. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Câu 6: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba III của Đảng được gọi là gì?

  1. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà”.
  2. “Đại hội thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.
  3. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”.
  4. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.

Câu 7: Ý nghĩa cơ bản nhất của những thành tựu đạt được trong thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc (1954 - 1957) là gì?

  1. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi.
  2. Tạo điều kiện cho nền kinh tế miền Bắc phát triển.
  3. Nâng cao đời sống của nhân dân.
  4. Củng cố miền Bắc, cổ vũ cách mạng miền Nam.

Câu 8: Đến cuối năm 1960, miền Bắc có bao nhiêu phần trăm hộ nông dân và ruộng đất thuộc hợp tác xã nông nghiệp?

  1. 82% hộ nông dân với 68% ruộng đất.
  2. 83% hộ nông dân với 70% ruộng đất.
  3. 84% hộ nông dân với 68% ruộng đất.
  4. 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất.

Câu 9: Chúng ta đã phạm một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xoá bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể, thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi. Đó là một số sai lầm của ta trong thời kì nào?

  1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
  2. Phong trào cách mạng 1936 - 1939.
  3. Cải cách ruộng đất 1954 - 1956.
  4. Cải tạo quan hệ sản xuất 1958 - 1960.

Câu 10: Việc chính quyền Ngô Đình Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “Đạo luật 10/59” chứng tỏ điều gì?

  1. Sự suy yếu và ngày càng bị cô lập của chúng.
  2. Sức mạnh về quân sự của Mĩ - Diệm.
  3. Chính sách độc tài của chế độ gia đình trị.
  4. Mĩ - Diệm rất mạnh.

III. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Nội dung quan trọng nhất của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) là gì?

  1. Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và cách mạng từng miền.
  2. Thông qua Báo cáo chính trị và Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng.
  3. Thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).
  4. Bầu Ban chấp hành Trung ương mới của Đảng.

Câu 2: Nhận định nào không đúng về Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

  1. Âm mưu cơ bản là “dùng người Việt đánh người Việt”.
  2. Là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
  3. Có sự tham gia của quân đội Mĩ, quân Đồng minh của Mĩ.
  4. Dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

Câu 3: Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là gì?

  1. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
  2. Đấu tranh chính trị hòa bình để giữ gìn lực lượng cách mạng.
  3. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị - ngoại giao.
  4. Đấu tranh phá “ấp chiến lược”, thực hiện lập “làng chiến đấu”.

Câu 4: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” của quân dân miền Nam Việt Nam?

  1. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
  2. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
  3. Làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
  4. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam.

Câu 5: Nguyên nhân trực tiếp nào khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước?

  1. Tác động của cục diện hai cực, hai phe.
  2. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ - Diệm.
  3. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân.
  4. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất.

Câu 6: Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là gì?

  1. Do tác động của cục diện hai cực, hai phe.
  2. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ - Diệm.
  3. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân.
  4. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất.

Câu 7:Máu đọng chưa khô lại đầy/ Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay”. Hai câu thơ này là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì?

  1. Tố cộng, diệt cộng.
  2. Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt.
  3. Dồn dân, lập ấp chiến lược.
  4. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

Câu 8: Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) là gì?

  1. Hình thành liên minh công - nông.                         
  2. Dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất
  3. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo.  
  4. Giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.

Câu 9: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về tác động của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) đối với Mĩ và chính quyền sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?

  1. Làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chính quyền Mĩ - Diệm.
  2. Phá vỡ một nửa hệ thống chính quyền địch ở các cấp thôn xã trên toàn miền Nam.
  3. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
  4. Làm thất bại chiến lược thực dân mới của Mĩ và sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Câu 10: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?

  1. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
  2. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
  3. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
  4. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

IV. VẬN DỤNG CAO (05 CÂU)

Câu 1: Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 - 1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói Trong 10 năm qua, miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới để nhấn mạnh những thành tựu của miền Bắc trong thời gian nào?

  1. 10 năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.
  2. 10 năm đầu sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
  3. 10 năm đầu xây dựng sau ngày giải phóng miền Nam 1975.
  4. Tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 1930 - 1945.

Câu 2: Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946 - 1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961 - 1965) thực hiện ở Việt Nam là gì?

  1. Đối tượng tiêu diệt.
  2. Lực lượng quân đội nòng cốt.
  3. Phương pháp chiến tranh.
  4. Kết quả.

Câu 3: Trong giai đoạn 1961 - 1965 miền Bắc đã phát triển nhiều nhà máy công nghiệp nặng, đó là

  1. khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội).
  2. khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà.
  3. khu công nghiệp Việt Trì, nhà máy đường Văn Điển, sứ Hải Dương.
  4. nhà máy pin Văn Điển, sứ Hải Dương, dệt 8-3, dệt kim Đông Xuân.

Câu 4: Một phong trào thanh niên được phát động trong năm 1965 ở miền Nam là phong trào nào?

  1. Phong trào “Hai giỏi”.
  2. Phong trào “Ba sẵn sàng”.
  3. Phong trào “Năm xung phong”.
  4. Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mĩ”.

Câu 5: Tại sao Đảng ta đưa chủ trương binh vận là một trong “ba mũi giáp công” để chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

  1. Vì cuộc kháng chiến của dân tộc ta là cuộc chiến đấu không cân sức giữa một đế quốc hùng mạnh và một nước nhược tiểu.
  2. Vì cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến chống lại chủ nghĩa thực dân mới, phải tích cực binh vận để làm tan rã, sụp đổ ngụy quân, ngụy quyền - chỗ dựa của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
  3. Vì lực lượng cách mạng miền Nam còn yếu, dùng binh vận là một mũi giáp công để thực hiện phương châm “lấy vũ khí địch để đánh địch”.
  4. Vì cách mạng miền Nam là đi từ phong trào đấu tranh chính trị tiến lên phát động nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, binh vận cũng là một hình thức đấu tranh chính trị có hiệu quả.

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. D

2. A

3. D

4. B

5. D

6. A

7. B

8. A

9. A

10. C

 

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

1. B

2. A

3. A

4. C

5. D

6. A

7. A

8. D

9. D

10. A

 

III. VẬN DỤNG (10 CÂU)

1. A

2. C

3. A

4. C

5. C

6. A

7. A

8. D

9. C

10. C

 

IV. VẬN DỤNG CAO (05 CÂU)

1. A

2. B

3. A

4. C

5. D

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay