Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 5_văn bản 1_thị mầu lên chùa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5_văn bản 1_thị mầu lên chùa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 5: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG
VĂN BẢN 1: THỊ MẦU LÊN CHÙA
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Bài đọc “Thị Mầu lên chùa” trích trong tác phẩm nào?
A. Quan Âm Thị Kính
B. Quan Âm Thị Mầu
C. Liêu trai chí dị
D. Đông Tây kim cổ
Câu 2: Bài đọc thuộc thể loại gì?
A. Tuồng cổ
B. Tuồng pho
C. Kịch
D. Chèo cổ.
Câu 3: Đâu là câu đối thoại của Thị Mầu?
A. Này chị em ơi!
B. Đây rồi nhé!
C. Ai muốn ăn oản thì năng lên chùa.
D. Chị em lên chùa từ bao giờ nhỉ?
Câu 4: Đâu là câu độc thoại của Thị Mầu?
A. Nhà tao còn ối trâu!
B. Này thầy tiểu ơi!
C. Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!
D. Thầy như táo rụng sân đình.
Câu 5: Đâu là câu bàng thoại của Thị Mầu?
A. Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn
B. Bỏ mô Phật đi!
C. Xích lại cho gần, cầm chổi quét thay
D. Lá tình không gió mà bay!
Câu 6: Cho những câu nói của Thị Kính:
“Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc
Thấy nhân duyên nghĩ lại nực cười
Hẳn vô tình thế mới trêu ngươi
Vì hữu ý nên rằng hoảng mắt”
Những câu này là kiểu lời thoại nào?
A. Đối thoại
B. Độc thoại
C. Bàng thoại
D. Tiếng đế
Câu 7: Đâu là một tính cách của Thị Mầu?
A. Cao thượng
B. Bình tĩnh
C. Táo tợn, lẳng lơ
D. Cương trực, kiên cường
Câu 8: Đâu là một tính cách của Thị Kính?
A. Điềm đạm, đoan chính
B. Vô tình, vô tâm
C. Gian ác, xảo quyệt
D. Nóng nảy
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Tình cảm, cảm xúc của Thị Mầu khi gặp và tán tỉnh Thị Kính là gì?
A. Yêu mến thầy tiểu Thị Kính vì cho rằng Thị Kính là người tốt, đáng để yêu.
B. Ngây ngất trước vẻ đẹp của thầy tiểu Thị Kính; khao khát thiết tha, mong được đáp lại tình yêu.
C. Sợ hãi nhưng rồi lại mạnh mẽ, thấy yêu mến Thị Kính vô cùng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Tình cảm, cảm xúc của Thị Mầu ở cuối bài đọc là gì?
A. Tỏ tình liều lĩnh, bất chấp mọi sự dèm pha.
B. Tuyệt vọng vô cùng khi Thị Kính bỏ đi.
C. Khắc khoải trong nỗi nhớ vô bờ.
D. Vui sướng vì được Thị Kính đồng ý.
Câu 3: Quan niệm về tình yêu, hạnh phúc của Thị Mầu trong câu sau là gì?
Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái rở, đi rình của chua.
A. Người đàn ông thì cần phải như táo rụng còn người đàn bà thì phải như gái rở.
B. Tình yêu đẹp đến mấy rồi cũng tan thành mây bay như táo rụng.
C. Người con gái nên yêu chàng trai của mình như đi rình đồ chua.
D. Đã yêu nhau thì phải chủ động bày tỏ, tìm cách thoả mãn nhu cầu gặp gỡ, ái ân.
Câu 4: Quan niệm về tình yêu, hạnh phúc của Thị Mầu trong những câu sau là gì?
Một cành tre, năm bảy cành tre
Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
Mẫu đơn giống cảnh nhà thờ
Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau
A. Tình yêu của người trẻ cần phải nghe họ hàng, bố mẹ, những người có kinh nghiệm thì mới bền lâu được.
B. Các thầy tiểu là những thanh niên đáng để yêu nhất vì họ trong sáng, hồn nhiên và đặc biệt là trung thuỷ.
C. Yêu là “phải duyên”, đã “phải duyên” thì đôi bên tự quyết, đợi chờ và tiến tới hôn nhân.
D. Cả B và C.
Câu 5: Đâu là quan điểm đúng khi đánh giá Thị Mầu qua tiếng đế?
A. Những người đó có góc nhìn tươi mới của thời hiện đại khi không cho rằng việc làm của Thị Mầu là sai.
B. Từ góc nhìn truyền thống, bảo thủ, tiếng đế đại diện cho quan điểm của một số người xem việc Thị Mầu chủ động bộc lộ tình yêu, tự quyết trong tình yêu như trong văn bản là hành động dơ bẩn, đáng chê cười thậm chí phê phán: “Dơ lắm! Mầu ơi!”.
C. Tiếng đế nhằm khen ngợi Thị Mầu có cách hành xử mạnh mẽ, khác với những yêu cầu đặt ra với phụ nữ đương thời.
D. Cả A và C.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Đâu là một đặc điểm trong lời nói của Thị Mầu?
A. Dài dòng, trình bày nan giải nhiều vấn đề.
B. Ngắn gọn, xúc tích đi thẳng vào vấn đề.
C. Trầm lắng, hướng nội.
D. Nóng nảy, vội vã.
Câu 2: Đoạn lời thoại dưới đây của Thị Mầu nhằm mục đích gì?
“Đò đưa cấm giá tôi lên chùa từ mười ba
…
Bạch nhà sư trong ấy, cho chú tiểu ra nhận lễ, cho tôi còn về nào.”
A. Đề cao chùa chiền.
B. Phủ nhận việc người ta đánh giá mình là lẳng lơ.
C. Cho người ta thấy mình thích đi lễ chùa, cầu Phật.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Đoạn lời thoại dưới đây của Thị Kính có tính chất gì?
“A di đà Phật!
Khẩn nguyện thập phương
…
A di đà Phật! Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.”
A. Đó là những lời nói nhằm né tránh câu hỏi của Thị Mầu.
B. Đó cách gây dựng hình ảnh của ngôi chùa.
C. Đó là những lời nói có tính chất cố định của thầy chùa khi có người đến dâng lễ cúng Phật.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Thị Mầu đã nhận xét như thế nào về diện mạo của Thị Kính?
A. Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?
B. Ôi thật là tuyệt, em chưa gặp ai đẹp trai như thầy đâu đó.
C. Người đâu đến ở chùa này / Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Câu nào sau đây là không đúng?
A. Thị Mầu là con gái phú ông.
B. Thị Kính đã có chút động lòng với Thị Mầu.
C. Thị Mầu đem lòng yêu Thị Kính mà không biết Thị Kính là nữ.
D. Thị Mầu có quan điểm tình yêu mang tính hiện đại.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cách ứng xử của Thị Kính có còn nguyên giá trị trong xã hội ngày nay không?
A. Có vì ứng xử của Thị Kính đầy tính nhân văn.
B. Có vì Thị Kính đã mang một tinh thần chính nghĩa.
C. Không vì đó là quan niệm lạc hậu, cổ hủ của phụ nữ phong kiến.
D. Không vì nó chẳng có tác dụng gì cả.
Câu 2: Những dấu hiệu nào cho thấy bài đọc là một văn bản chèo?
A. Có đề tài xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo quan điểm đạo lí dân gian.
B. Thị Kính tương ứng với nhân vật đào thương, Thị Mầu tương ứng với nhân vật đào lệch.
C. Có đủ các kiểu lời thoại và lời thoại của nhân vật có lời nói, lời hát – nói và lời hát.
D. Tất cả các đáp án trên.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 1- Thị màu lên chùa